Bà bầu mấy tháng thì uống sắt? Thời điểm vàng bổ sung sắt cho mẹ.

Thảo luận trong 'Rao vặt sinh viên' bắt đầu bởi nguyenhaininh, 17/10/23.

  1. nguyenhaininh

    nguyenhaininh Active Member

    Bài viết:
    1,392
    Đã được thích:
    0
    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.

    Sắt là một vi chất đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai của bà bầu. Có đến khoảng 40% phụ nữ mang thai thiếu máu và hơn nửa trong số đó là thiếu máu do thiếu sắt. Bà bầu mấy tháng thì uống sắt hay bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất vẫn là vấn đề tuy cũ mà mới. Để giải đáp những câu hỏi này, hãy cùng các chuyên gia viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.


    [​IMG]

    1. Nhu cầu sắt của mẹ và vai trò của sắt qua từng giai đoạn thai kỳ.

    Sắt là một trong những vi chất được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho bà bầu ngay từ những ngày đầu. Nhiều mẹ bầu vẫn có những suy nghĩ không đúng về việc sử dụng sắt như ăn là đủ, dùng loại nào cũng được,... Để lý giải cho tình trạng tăng nhu cầu sắt của phụ nữ có thai và những hậu quả có thể xảy ra khi phụ nữ trong thai kỳ thiếu sắt, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong phần dưới đây.

    1.1. Nhu cầu sắt tăng cao ở phụ nữ có thai.
    Sắt là một vi chất tham gia vào nhiều cơ chế quan trọng trong cơ thể đặc biệt trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt của cơ thể tăng cao trong khi đó lượng sắt dự trữ giảm sút. Điều này đặt ra yêu cầu, ngoài bổ sung sắt thông qua một cơ chế dinh dưỡng hợp lý, thai phụ cần sử dụng các thực phẩm chức năng cần thiết để đảm bảo lượng đủ lượng sắt tiêu chuẩn.

    Giải thích tình trạng thiếu sắt trong thời kỳ mang thai có hai nguyên nhân chính.

    Thứ nhất, ngoài cung cấp cho mẹ, sắt sẽ được truyền sang cho thai nhi để tham gia vào sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu đã ước tính cứ 1g sắt mẹ tích lũy thì có đến 350 mg sắt được truyền từ mẹ sang con, đặc biệt tăng vào ba tháng cuối thai kỳ.

    Thứ hai, khi mang thai, người mẹ cần tăng thể tích huyết tương (tăng khoảng 40 đến 50% so với trước mang thai) và máu để đáp ứng quá trình vận chuyển dinh dưỡng và oxy do đó khoảng 450 mg sắt trong 1 gram sắt hấp thu được sử dụng cho mục đích này. Với nhu cầu sử dụng sắt lớn như vậy nhưng khi ước tính lượng sắt có trong một số các thực phẩm hàng ngày ví dụ 2,7 mg sắt trong 100g thịt bò xay hay trong 100g rau chân vịt; 1,4 mg sắt trong 100g thịt gà,... ta có thể dễ dàng tính toán ra thực phẩm hàng ngày không đủ cung cấp nhu cầu sắt cho bà bầu. Vì vậy bổ sung sắt là một điều rất cần thiết.

    1.2. Những hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ và bé khi thiếu sắt trong thai kỳ.
    Bàn luận về vai trò của sắt đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi các nhà khoa học đã có rất nhiều những nghiên cứu, báo cáo đề cập đến vấn đề này. Một trong những vai trò tối quan trọng của sắt là tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Sắt được ưu tiên cung cấp cho các tế bào hồng cầu trên tất cả các hệ cơ quan, bao gồm cả não, ở thai nhi đang phát triển và trẻ nhỏ để hỗ trợ tổng hợp huyết sắc tố. Khi mẹ thiếu sắt nhẹ, lượng sắt sẽ được ưu tiên cho con hơn cho mẹ, nhưng khi tình trạng vừa và nặng, cả mẹ và bé đều bị thiếu sắt.

    [​IMG]

    Sắt quan trọng cho cả mẹ và bé. Về giả thuyết thiếu sắt gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở trẻ, chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh vấn đề này. Tuy nhiên những báo cáo cũng cho thấy, thiếu sắt đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ làm thay đổi chất xám và cấu trúc đuôi gai ít phức tạp hơn. Ngoài ra có những lập luận cho rằng: vì sắt tham gia vào vận chuyển oxy tạo năng lượng, trong khi đó nạo chiếm tới 60% năng lượng đó do vậy việc thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Một ý kiến khác bổ sung chứng minh: các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin và norepinephrine, được tổng hợp bởi sắt có chứa hydroxylase-tyrosine hydroxylase và tryptophan hydroxylase. Từ khoảng giữa thai kỳ đến 3 tuổi sau sinh, hoạt động điều hòa chất dẫn truyền thần kinh trở nên rất rõ rệt. Trong các mô hình tiền lâm sàng chỉ ra rằng tình trạng thiếu sắt ở giai đoạn đầu đời làm thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh, các thụ thể và cơ chế tái hấp thu của chúng.

    Dựa trên những thống kê kéo dài hàng thập kỷ qua, tỷ lệ trẻ sơ sinh thiếu máu thiếu sắt, chậm lớn, nguy cơ bệnh tim mạch ở trẻ có mẹ thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ mang thai cao hơn nhiều so với nhóm có mẹ bổ sung đủ sắt. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ phì đại nhau thai, giảm hiệu quả truyền dinh dưỡng cho thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén được coi là một đe dọa sản khoa.

    Từ những hậu quả được đề cập ở trên, kết luận rằng, sắt rất cần thiết trong chế độ bổ sung hàng ngày của phụ nữ có thai. Vậy bầu mấy tháng thì uống sắt, uống sắt như thế nào là phù hợp, vấn đề này sẽ tiếp tục được đề cập đến trong phần tiếp theo.

    2. "Bầu mấy tháng thì uống sắt?": Chuyên gia giải đáp thắc mắc

    Sắt quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé như vậy nhưng không phải bà mẹ nào cũng hiểu về thời gian bắt đầu cần bổ sung sắt trong chu kỳ mang thai của mình. Để trả lời cho thắc mắc bầu mấy tháng thì uống sắt chúng ta sẽ tìm hiểu về lập trường của giới dinh dưỡng nước ngoài và khuyến cáo của Bộ Y tế để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    2.1. Chuyên gia giải đáp: “Bầu mấy tháng thì uống sắt?”
    Bầu mấy tháng thì uống sắt là một chủ đề thu hút nhiều đề tài nghiên cứu. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho rằng chỉ cần bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa khoảng 65mg nguyên tố sắt hàng ngày từ tuần thứ 20 của thai kỳ là có thể duy trì được tình trạng cân bằng. Lý do đưa ra cho ý kiến này là vì đây là giai đoạn bắt đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi do đó đây sẽ là thời kỳ nhu cầu sắt lên đến đỉnh điểm, sự thiếu hụt sắt tăng cao.

    Ferritin huyết thanh < 30 ug/l trong thai kỳ là biểu hiện thiếu sắt, nhưng nồng độ cao hơn cũng có thế vẫn là sự thiếu hoặc suy giảm chất sắt. Như một khuyến nghị chung, các tác giả cho rằng phụ nữ không thiếu máu nhưng có nguy cơ thiếu sắt nên bắt đầu dùng sắt dự phòng (từ 40 đến 80 mg sắt nguyên tố một lần/ngày) hoặc kiểm tra ferritin huyết thanh trước (và bắt đầu bổ sung sắt nếu chỉ số ferritin huyết thanh < 30ug/l).

    [​IMG]

    Bầu mấy tháng thì uống sắt? - Từ những ngày đầu tiên

    Trong Hướng dẫn Quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, Bộ Y tế khuyến cáo cần bổ sung viên uống có chứa khoảng 60mg sắt trong một ngày ngay từ những ngày đầu thai kỳ. Đây là kết quả được đưa ra sau khi hiệu chỉnh nhu cầu sắt dựa trên thể trạng chung của phụ nữ Việt Nam. Nhu cầu sử dụng sắt được tính toán dựa trên giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn, thay đổi nhu cầu sắt ở phụ nữ có thai và hiệu chỉnh theo cân nặng của người Việt Nam.

    Như đã đề cập ở phần trên, thiếu sắt giai đoạn đầu mang thai ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền thần kinh của trẻ, thiếu máu thiếu sắt giai đoạn thứ hai và thứ ba sẽ mang lại tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của cơ thể trẻ.

    Do vậy ở đây, để phù hợp với đa số những mẹ bầu ở Việt Nam, các mẹ bầu nên bổ sung sắt từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Đối với từng bà bầu với từng loại bệnh lý đi kèm sẽ có các phác đồ bổ sung sắt riêng, do các bác sĩ, chuyên gia chỉ định.

    2.2. Liều lượng bổ sung sắt cho bà bầu theo từng giai đoạn.
    Như đã phân tích ở phần trên, bà bầu cần uống bổ sung sắt ngay từ những ngày đầu thai kỳ. Vậy uống như thế nào là đúng và đủ, liều lượng uống ra sao để đem lại hiệu quả tốt nhất? Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, liều dùng duy trì của sắt hàng ngày là 60mg nguyên tố sắt. Tuy nhiên liều lượng này sẽ được thay đổi theo tình trạng của thai phụ. Sau mỗi lần khám thai, dựa trên các chỉ số thăm khám mà các bác sĩ sẽ cá thể hóa theo từng bà bầu. Việc cá thể hóa trong điều trị sẽ giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn, tránh gây những tác hại cho cơ thể.

    3. Liệu trình sử dụng sắt cho bà bầu

    Bà bầu mấy tháng thì uống sắt, và liệu trình sử dụng như thế nào được các bác sĩ rất chú trọng trong những buổi tư vấn cho phụ nữ có thai.

    Trong thời kỳ mang thai nhu cầu về oxy, dinh dưỡng của mẹ và bé đều tăng do đó cần bổ sung sắt thường xuyên, xuyên suốt thai kỳ để đáp ứng đủ nhu cầu vi chất của cả mẹ và thai nhi.

    Nếu mẹ có mong muốn có thai thì nên bổ sung sắt từ trước đó khoảng 3-6 tháng để có một nền sức khỏe tốt, kịp thời đảm bảo nhu cầu cho cả mẹ và bé ngay từ những buổi đầu thai kỳ cả khi phát hiện mang thai muộn.

    Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, ngoài việc bổ sung sắt trong thời gian mang thai, mẹ nên tiếp tục duy trì bổ sung đến hết 1 tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, thời gian duy trì bổ sung đều đặn có thể kéo dài 3-6 tháng sau sinh. Thời gian tiếp theo tùy theo tình trạng thiếu hụt sắt mà tiếp tục hay dừng sử dụng sắt. Khi sinh, một lượng máu lớn bị mất, ngoài ra chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường gây hao hụt lượng sắt của mẹ. Trong thời kỳ sau sinh, mẹ cần phải duy trì một sức khỏe tốt để đảm bảo nguồn sữa mẹ dinh dưỡng cho trẻ.

    4. Những vấn đề mẹ bầu thường gặp khi bổ sung sắt

    Việc bổ sung sắt hàng ngày có thể dẫn đến một số những vấn đề rắc rối trong cuộc sống sinh hoạt của mẹ. Dưới đây là 03 biểu hiện hay gặp nhất khi bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai.

    [​IMG]

    Những vấn đề bà bầu gặp phải khi dùng sắt

    - Gây nôn, buồn nôn: các chế phẩm sắt hiện nay được biết đến là có mùi tanh do đó khi mẹ bầu sử dụng sắt đặc biệt trong khoảng thời gian thai nghén có thể làm tăng biểu hiện nôn, buồn nôn. Để giảm thiểu tình trạng này mẹ có thể uống sắt cùng với nước cam.

    - Gây rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ tiêu chảy: đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sắt có thể gây hại đối với hệ vi khuẩn đường ruột, làm giảm Lactobacillus - một nhóm lợi khuẩn quan trọng tạo ra enzym lactose giúp phân giải đường. Đặc biệt tác dụng phụ này tăng lên khi sử dụng sắt vô cơ (sắt sulfat). Do đó để hạn chế tác dụng phụ này, các mẹ có thể tham khảo các dòng sắt hữu cơ sinh học. Nghiên cứu so sánh giữa sắt vô cơ, sắt hữu cơ sinh học, các tác giả nghiên cứu nhận định, sắt hữu cơ không gây tương tác điện tích với thành dạ dày, tránh gây buồn nôn, được hấp thu nhanh chóng, không gây tích tụ trong cơ thể, an toàn hiệu quả đối với mẹ bầu.

    [​IMG]

    - Đi ngoài ra phân đen: một trong những vấn đề rất hay gặp phải khi bổ sung sắt hàng ngày là việc đi ngoài phân đen, do đó nếu gặp tình trạng này mẹ đừng vội lo lắng nhé.

    5. 04 điều cần lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

    Khi bổ sung sắt cho bà bầu, các mẹ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng bất lợi. Dưới đây là 4 nguyên tắc trong bổ sung sắt mà bạn cần biết.

    5.1. Lưu ý về thời điểm dùng
    Sắt được bắt đầu hấp thu tại dạ dày, tốt nhất ở tá tràng. Tuy nhiên sắt cần phải biến đổi thành dạng sắt III để có thể hấp thu. Sắt có khả năng tương tác với thức ăn, làm giảm sinh khả dụng của sắt do đó sắt được khuyến cáo sử dụng xa bữa ăn. Thời điểm tốt nhất là trước ăn ít nhất 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ.

    Ngoài ra buổi sáng là thời điểm lượng sắt trong cơ thể hạ xuống thấp nhất do đó nên uống trước ăn sáng. Một mẹo được chia sẻ là nên uống sắt cùng với nhiều nước (khoảng 200ml) để làm tăng khả năng hấp thu và cải thiện mùi vị, tránh tình trạng nôn, buồn nôn do mùi tanh của sắt.

    5.2. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng
    Sắt được cải thiện hấp thu nhờ acid ascorbic (vitamin C) do đó nên cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày ví dụ như các loại hoa quả (ổi, cam, dâu tây, kiwi...) hay các loại rau có hàm lượng vitamin C cao như rau cải, súp lơ,.... Ngoài ra thịt, cá, gia cầm cũng là những thực phẩm giúp cơ thể có thể hấp thu sắt tốt hơn. Như vậy một chế độ thực đơn đa dạng, phong phú vừa giúp bổ sung các loại dinh dưỡng cho mẹ, vừa giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

    [​IMG]

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng khả năng hấp thu sắt

    Một số những thực phẩm làm ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể là trà, cà phê và canxi. Với trà và cà phê, các mẹ nên tránh sử dụng cũng giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn, tránh căng thẳng. Còn với tác nhân là canxi, nếu trong thời kỳ mang thai mẹ đồng thời phải bổ sung cả sắt và canxi thì nên bổ sung xa nhau hoặc tham khảo kỹ ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Có thể uống hai loại vi chất này cách bữa trong ngày, sắt sử dụng buổi sáng, canxi bổ sung vào trưa (tránh bổ sung canxi buổi tối có thể gây lắng đọng sỏi).

    5.3. Xử trí khi cơ thể mẹ bầu dư thừa sắt
    Tình trạng thừa sắt ở mẹ bầu rất hiếm khi xảy ra tuy nhiên nếu có một số những dấu hiệu của dư thừa sắt mẹ bầu nên dùng sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt và tham khảo ngay ý kiến chuyên gia. Một số dấu hiệu của thừa sắt là:

    - Da trở nên sẫm màu hơn, da màu đồng: dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất

    - Nôn, buồn nôn

    - Đau nhức các khớp.

    - Người mệt mỏi, uể oải

    Các dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với biểu hiện thai nghén do đó việc đi khám thai định kỳ rất cần thiết để các bác sĩ có thể kịp thời đưa ra hướng xử lý nếu có tình trạng dư thừa sắt.

    5.4. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa sắt phù hợp
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa sắt với đa dạng các dạng bào chế, bản chất cũng như hàm lượng. Tuy nhiên mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau.

    Ngoài xét về giá cả hợp lý với từng mẹ, để lựa chọn một thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung sắt phù hợp có một số những tiêu chí được đặt ra như sau:

    - Dạng bào chế hay dạng tồn tại của sắt giúp quyết định sinh khả dụng của sắt. Các sản phẩm có chứa sắt vô cơ thường khó hấp thu, gây nóng trong, táo bón, và gây tích lũy trong cơ thể. Trong khi đó các sản phẩm chứa sắt dạng hữu cơ lại có thể cải thiện những nhược điểm của sắt vô cơ đặc biệt là sắt hữu cơ sinh học. Sản phẩm sắt hữu cơ sinh học như Mamavica với công nghệ Bio-Organic sử dụng nguồn sắt 100% từ tự nhiên được chiết xuất từ mầm đậu đen do đó làm tăng khả năng hấp thu lên 90%, không gây nóng, táo và khả năng đào thải hết lượng dư thừa sau 10 giờ kể từ thời điểm sử dụng.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này