Tổng hợp cách làm nến handmade cực chất

Thảo luận trong 'Rao vặt sinh viên' bắt đầu bởi matcat0411, 23/1/17.

  1. matcat0411

    matcat0411 Active Member

    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    1
    Tổng hợp cách làm túi quà hộp quà đựng nến handmade cực chất

    1. Túi quà, hộp quà.

    - Nếu muốn làm túi thơm, thì chọn túi lưới có dây treo.
    B. DỤNG CỤ:
    1. Bếp: có thể điều chỉnh độ nóng (bếp gas, bếp điện từ, ...).

    2. Nồi nấu sáp: nồi sắt, nồi nhôm, nồi inox ...; nói chung, nồi phù hợp với bếp.

    3. Ấm hoặc ca có vòi rót: chọn loại vừa cầm để đỡ mỏi tay, tay cầm bọc nhựa để cách nhiệt.

    4. Khuôn: bằng nhựa chịu nhiệt, nhôm, inox ... (như khay đá, khuôn bánh, khuôn rau câu ...), hoặc khuôn silicon.
    - Khuôn hơi loe ra giống như chữ V, để có thể lấy sáp ra khỏi khuôn.

    - Tận dụng các mẫu khay đá, khuôn bánh, khuôn rau câu ... Nếu không có mẫu đúng ý, thì có thể tự làm khuôn silicon (Khi mua silicon để làm khuôn, nhớ hỏi người bán về cách làm khuôn silicon).

    - Chọn khuôn phù hợp với chủ đề của buổi lễ tiệc hoặc thông điệp của người tặng. Ví dụ:

    * Quà tặng sinh nhật: chữ số, chữ cái, con giáp tượng trưng cho tuổi, hình con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu (Hello Kitty, Doremon ...), trái tim, ngôi sao, cây thông, bông hoa, cái bánh, chiếc xe, chiếc giày, hình vuông, hình tròn ...

    * Quà tặng đám cưới: chữ cái, trái tim, ngôi sao, đôi thiên nga, con bướm, bông hoa, bánh cưới, áo cưới, chiếc giày, hình vuông, hình tròn ...

    * Quà tặng họp mặt: chữ số, chữ cái, ngôi sao, cây thông, bông hoa, logo của trường học / đoàn thể / doanh nghiệp, hình biểu tượng của nhóm ...

    * Quà tặng sự kiện: chữ số, chữ cái, ngôi sao, cây thông, bông hoa, logo của công ty, hình biểu tượng của sự kiện ...

    5. Con dấu: bằng đồng, và nhỏ hơn khuôn.

    - Khi đóng lên sáp nóng, con dấu bằng đồng sẽ tạo đường nét sắc sảo, và bền hơn so với con dấu bằng cao su hay gỗ.

    - Con dấu bằng với khuôn hoặc lớn hơn khuôn: sẽ không đóng được lên thỏi sáp.

    - Con dấu khắc logo, biểu tượng, huy hiệu, thương hiệu, nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

    - Con dấu ghi lại thời khắc kỷ niệm, thông qua ngày tháng năm.

    - Con dấu thể hiện sự sáng tạo riêng của bạn.

    - Điểm nhấn của sản phẩm chính là con dấu logo tự thiết kế đóng dưới sản phẩm. Dù được nhận nhiều quà tặng bằng sáp thơm đi nữa, nhưng nhờ con dấu này, người nhận sẽ nhớ đến người tặng và sự kiện mà mình được tặng, không nhầm lẫn với những món quà khác.

    - Bạn có thể đặt con dấu theo ý của mình tại các cửa hàng khắc dấu.

    C. THỰC HIỆN:

    Bước 1: Nấu chảy lỏng sáp.

    - Để lửa nhỏ hoặc đun cách thủy, thấy sáp vừa chảy lỏng ra là được. Nhiệt độ nóng chảy của Sáp paraffin khoảng 54 – 60 độ C, nên cũng nhanh tan chảy.

    Đặc biệt lưu ý: Không đun nấu ở nhiệt độ cao so với nhiệt độ nóng chảy của sáp. Không đun nấu thời gian lâu (để tránh tích nhiệt làm gia tăng nhiệt độ). Vì sẽ làm sáp tự phựt lửa bốc cháy, rất nguy hiểm.

    - Khi nấu, phải luôn mở nắp và giám sát, để tránh việc sáp sôi trào lên, bén vào bếp bốc cháy, gây nguy hiểm.

    - Không để nước rơi vào sáp, như khi đang chiên đồ ăn, mình không được để nước rơi vào vậy. Nếu đang nấu mà có tiếng kêu tí tách, thì có thể là do có nước lẫn trong đó.

    - Trong lúc nấu, nếu khuấy càng nhiều, thì không khí sẽ đi vào nồi sáp cũng càng nhiều. Lúc sáp nguội, sẽ có nhiều bọt không khí li ti bên trong.

    Bước 2 (nếu muốn làm sáp màu): Pha màu vào sáp.

    - Tỉ lệ thành phần của màu trong sáp: khoảng 0,1 – 5%, tùy màu đậm hay nhạt (Nghĩa là: Cứ 1 kg sáp, thì cho khoảng 1 – 50 gr màu, tùy màu đậm hay nhạt).

    * Màu gốc ban đầu mà nhìn thấy tối và đậm (thường là màu đỏ, màu cánh sen, màu xanh dương / xanh biển), thì chỉ cần số lượng ít, có thể chỉ khoảng 0,1%, đã lên màu.

    * Màu gốc ban đầu mà nhìn thấy sáng và giống như màu nến (thường là màu đen, màu vàng, màu cam, màu hồng, màu xanh lá), thì sử dụng khá nhiều, có thể tới khoảng 5%, mới đạt được như ý.

    - Lần đầu, nên làm mẻ sáp ít thôi, và ghi lại trọng lượng màu đã pha vào sáp; để những lần sau, chỉ cần cân lượng theo công thức đã ghi, sẽ nhanh hơn:

    * Nếu là màu bột, thì dùng tăm hoặc đũa chấm màu, rồi khuấy tan vào sáp, đến khi màu sắc như ý.

    * Nếu là màu hạt hoặc màu vẩy, thì bỏ từng cái vào sáp, rồi khuấy tan đến khi màu sắc như ý.

    - Để lửa nhỏ hoặc đun cách thủy, đợi sáp chảy lỏng gần như hoàn toàn, bỏ màu vào khuấy tan đều, rồi nhanh chóng tắt bếp.

    Cách khác: Đợi sáp chảy lỏng hoàn toàn, tắt bếp, rồi bỏ màu vào khuấy tan đều.

    Lưu ý:

    * Màu rất nhanh tan trong sáp nóng.

    * Sáp chưa chảy lỏng ra, mà đã vội bỏ màu vào; hoặc: màu chưa tan hết trong sáp, mà đã vội tắt bếp, thì màu có thể sẽ bị lợn cợn, hay bị lắng xuống đáy nồi sáp.

    * Nhiệt độ nóng sẽ làm màu nhạt xuống. Do vậy:

    * Không pha màu lúc sáp còn quá nóng.

    * Màu vừa tan, thì tắt bếp.

    * Không để lửa lớn hoặc đun nấu lâu, để tránh nhiệt nóng làm nhạt màu, mất màu, và sáp tự phựt lửa bốc cháy, gây nguy hiểm.

    * Hạn chế việc hâm đi hâm lại sáp đã pha màu.

    * Bảo quản sáp ở nơi mát.


    Cách khắc phục khi màu không như ý:

    - Màu nhạt quá: pha thêm màu vào, để làm tăng tỉ lệ màu trong sáp lên.

    - Màu đậm quá: pha thêm sáp vào, để làm giảm tỉ lệ màu trong sáp xuống.

    Bước 3 (nếu muốn làm sáp màu nhũ óng ánh): Pha bột nhũ vào sáp.

    - Sau khi tắt bếp, bỏ một ít bột nhũ vào sáp đang lỏng, khuấy đều.

    Bước 4: Pha tinh dầu thơm vào sáp.

    - Tỉ lệ thành phần của tinh dầu trong sáp thơm: khoảng 1 − 3% (Nghĩa là: Cứ 1 kg sáp, thì cho khoảng 10 − 30 gr tinh dầu).

    - Lần đầu, nên làm mẻ sáp ít thôi, và ghi lại trọng lượng tinh dầu đã pha vào sáp; để những lần sau, chỉ cần cân lượng theo công thức đã ghi, sẽ nhanh hơn.

    - Đợi sáp chảy lỏng hoàn toàn, tắt bếp, rồi bỏ tinh dầu vào khuấy tan đều.

    Lưu ý:

    * Tinh dầu rất nhanh tan trong sáp nóng.

    * Nhiệt độ nóng sẽ làm tinh dầu bay hơi rất nhanh (Khi ra thành phẩm, sáp sẽ ít thơm, vì mùi thơm đã bay hơi bớt lúc nấu sáp rồi).

    Do vậy:

    * Không pha tinh dầu lúc sáp còn quá nóng.

    * Không để lửa lớn hoặc đun nấu lâu, để tránh nhiệt nóng làm bay mùi, mất mùi, và sáp tự phựt lửa bốc cháy, gây nguy hiểm.

    * Hạn chế việc hâm đi hâm lại sáp đã pha mùi.

    * Bảo quản sáp ở nơi mát.

    - Nếu tinh dầu bị tách lớp khỏi sáp hoặc sáp bị rữa, thì có thể do dùng tinh dầu không tan được trong dầu, hoặc do pha tinh dầu quá nhiều.

    * Nếu do dùng tinh dầu không tan được trong dầu, thì phải làm lại từ đầu.

    * Nếu do pha tinh dầu quá nhiều, thì chỉ cần pha thêm sáp vào, để làm giảm tỉ lệ mùi trong sáp xuống.

    Bước 5: Rót sáp vào khuôn.

    Bước 6: Rót sáp bù vào chỗ lõm.

    - Khi nguội, sáp sẽ co lại, làm bề mặt sáp bị lõm xuống. Do vậy, rót sáp bù vào chỗ lõm 1 − 3 lần, để bề mặt sáp được phẳng.

    - Đối với khuôn nhỏ: chỉ cần rót bù 1 lần, thì bề mặt sáp đã phẳng.

    - Đối với khuôn lớn: có thể rót bù vài lần, thì bề mặt sáp mới phẳng.

    Bước 7: Đóng dấu lên sáp.

    - Sau khi đã rót bù sáp lần cuối cùng, canh lúc sáp gần nguội, dùng con dấu bằng đồng đóng vào sáp.

    - Chờ sáp nguội hẳn, rồi nhấc nhẹ con dấu ra.

    Lưu ý: Nếu lỡ làm hỏng, thì chỉ cần lấy thỏi sáp ra, đun chảy, rồi rót lại vào khuôn.

    Bước 8: Sau khi sáp nguội hoàn toàn, lấy sáp ra khỏi khuôn.

    - Úp ngược khuôn xuống cho sáp rơi ra.

    - Nếu khó lấy sáp ra khỏi khuôn, hãy làm lạnh nó, sẽ lấy ra dễ dàng hơn.

    - Sau khi lấy sáp ra khỏi khuôn, phần đáy sản phẩm sẽ là hình con dấu logo.

    Xem thêm: Những cách làm nến cốc, nến hoa, nến votive... handmade cực chất
     

Chia sẻ trang này