Tồn kho BĐS tại Hà Nội giảm chậm hơn Tp.HCM

Thảo luận trong 'Đất đai - Nhà cửa' bắt đầu bởi quocphuong13, 14/4/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Theo thống kê từ Cục quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, song tốc độ giảm đã chậm lại. Lượng tồn kho chủ yếu là đất nền tại các dự án xa trung tâm chưa có hạ tầng đầy đủ.
    Tồn kho BĐS
    >> dự án louis city
    Tồn kho BĐS tại Hà Nội giảm chậm hơn Tp.HCM. Ảnh minh họa: TTXVN
    Hiện tổng giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) còn khoảng 28.994 tỷ đồng, giảm 2.029 tỷ đồng (tương đương 6,54%) so với thời điểm kết thúc năm 2016. Trong đó, nhiều nhất vẫn là tồn kho đất nền nhà ở với hơn 3,437 triệu m2, tương đương 13.458 tỷ đồng.
    >> dự án louis city đại mỗ
    Tiếp đó là tồn kho nhà thấp tầng 3.620 căn, căn hộ chung cư 3.505 căn, đất nền thương mại 671.139m2, lần lượt tương ứng với giá trị 7.933 tỷ đồng, 5.073 tỷ đồng và 2.529 tỷ đồng.
    >> louis city lã vọng
    Cùng thời điểm, giá trị tồn kho BĐS tại Hà Nội ở mức 5.503 tỷ đồng, cao hơn so với con số gần 5.400 tỷ đồng của Tp.HCM.

    Nhưng so sánh với cuối năm 2016 thì tốc độ giảm tồn kho BĐS trong quý I của thị trường Hà Nội chậm hơn nhiều so với Tp.HCM. Trong khi Hà Nội giảm 87 tỷ đồng (1,56%) thì Tp.HCM giảm 402 tỷ đồng (6,93%). Như vậy có thể thấy sức thanh khoản giữa hai thị trường trung tâm có sự chênh lệch lớn.

    Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, việc phát triển nhà ở xã hội bị chững lại do nguồn vốn hỗ trợ cũng như các chính sách liên quan chưa được giải tỏa hoặc đáp ứng phù hợp.

    Ở phân khúc thương mại, vốn triển khai các dự án BĐS hiện nay chủ yếu vẫn là vốn tín dụng và huy động từ bán nhà ở hình thành trong tương lai. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ nguồn tín dụng với nhà cao cấp là cần thiết nhưng phân khúc nhà ở giá rẻ, cần có chính sách hình thành các gói vốn riêng, đặc biệt dành cho người mua nhà.

    Theo ông Nam, hiện tỷ trọng tín dụng chung dành cho BĐS vẫn an toàn nhưng lại chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp lớn. Điều này không an toàn. Vì vậy, dòng vốn cho vay giữa các phân khúc cũng cần điều chỉnh để phân tán độ rủi ro.

    Ngoài tín dụng từ các ngân hàng, nhiều quốc gia phát triển đã huy động vốn cho BĐS thông qua các quỹ đầu tư. Điều an toàn là quỹ này chỉ có 10% được đầu tư vào dự án đang triển khai, 90% còn lại là đầu tư vào dự án đã hình thành để cho thuê, sinh lời. Đây là kênh dẫn vốn rất tốt và nên được tính toán kỹ lưỡng.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này