Tình hình sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời tại việt nam và trên thế giới

Thảo luận trong 'Điện tử - Gia dụng' bắt đầu bởi samsamkute, 21/1/17.

  1. samsamkute

    samsamkute Active Member

    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Tình hình sử dụng năng lượng mặt trời tại việt nam và trên thế giới
    Ấn Độ Đưa Vào Vận Hành Nhà Máy Điện Năng Lượng Mặt Trời Lớn Nhất Thế Giới

    Ngày 21/9, nhà máy điện năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt là 648 MW đặt tại khu vực Kamudhi, huyện Ramanathapuram thuộc bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ đã chính thức đi vào hoạt động.

    Bộ điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời là bộ điều khiển thông minh, điều khiển đa mục đích nạp và xả. Bộ điều khiển này sử dụng màn hình LCD cố định với giao diện thân thiện, dễ sử dụng; các thông số khác nhau có thể cài đặt một cách linh hoạt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác nhau của người sử dụng.


    [​IMG]

    Ảnh minh họa. (Nguồn: Indianexpress.com)
    Nhà máy do công ty Gautam Adani xây dựng với tổng chi phí là 45,5 tỷ rupee (khoảng 678 triệu USD), được xây dựng và hoàn thành chỉ trong vòng 8 tháng cùng với việc sử dụng nhiều thiết bị và máy nạp sạc ắc quy tự động được nhập từ nước ngoài.

    Nhà máy có 2.500.000 module, 576 bộ đổi điện và 154 máy biến thế và chiều dài cáp trang bị lên tới 6.000 km.

    Hiện điện năng lượng mặt trời do nhà máy này sản xuất đã được hòa vào lưới điện quốc gia của Ấn Độ.

    Chủ tịch công ty Gautam Adani nhận định sự ra đời nhà máy cho thấy quyết tâm của Ấn Độ trong việc trở thành một trong những nước sản xuất năng lượng xanh hàng đầu trên thế giới./.

    Riêng tại việt nam “Đổ Xô” Đầu Tư Nhà Máy Điện Mặt Trời Ở Cam Ranh

    Thời gian gần đây, hàng loạt nhà đầu tư ồ ạt muốn làm dự án điện năng lượng mặt trời ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa). Các chuyên gia cho rằng, nhà máy này chiếm đất lớn, chi phí cao nên khả năng giá điện sẽ cao.
    [​IMG]

    Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa thị sát ở khu vực làm nhà máy điện mặt trời ở TP Cam Ranh


    Theo Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, hiện nay có 14 nhà đầu tư xin làm dự án điện mặt trời, trong đó tại TP Cam Ranh có 10 dự án. Sau khi xem xét, UBND tỉnh Khánh Hòa mới cho chủ trương đầu tư 2 dự án ở TP Cam Ranh.

    Theo đó, Công ty CP Khai thác Thủy điện Sông Giang (Khánh Hòa) đầu tư nhà máy điện mặt trời công suất 60MWp trên địa bàn 2 xã gồm: xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Thịnh Tây (TP Cam Ranh).

    Đơn vị thứ 2 được chấp thuận là Công ty CP Tập đoàn năng lượng Tuấn Ân (TP HCM) cũng đầu tư dự án với tổng công suất 10MWp, với vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng tại xã Cam Thịnh Tây (TP Cam Ranh).

    Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện nhiều nhà đầu tư khác cũng xin đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời, gồm: Tổng Công ty Điện lực miền Trung đề xuất đầu tư nhà máy công suất khoảng 50MWp, tổng vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Công nghiệp – Xây dựng Hà Nội xin đầu tư nhà máy nạp ắc quy đa năng quy công suất 300MWp; Công ty CP Xuân Trường Ninh Bình xin đầu tư nhà máy quy mô 500ha đất…

    Liên quan đến dự án điện mặt trời, ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chỉ đạo, các dự án điện mặt trời thường chiếm diện tích đất đai rất lớn, dự án nhỏ cũng hơn 10ha. Do đó, cần rà soát, nghiên cứu kỹ và chỉ cho làm dự án ở những khu vực đất hoang hóa, không thể sản xuất nông nghiệp; tuyệt đối không được lấy đất đang sản xuất hiệu quả để thực hiện dự án.

    Một số chuyên gia cho rằng, điện mặt trời có nhiều ưu việt vì đây là năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, chi phí đầu tư, bảo trì cao nên khả năng giá bán điện sẽ cao. Các chuyên gia khuyến cáo cần xem xét về công nghệ, khả năng lưu điện vào ban đêm, tuổi thọ pin… để tránh ô nhiễm môi trường.

    Được biết, TP Cam Ranh có độ bức xạ năng lượng mặt trời trung bình đo được là 5,34kWh/m2/ngày. Trong khi đó, trên địa bàn 2 xã gồm: xã Cam Thịnh Đông, xã Cam Thịnh Tây, độ bức xạ cao gấp nhiều lần. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này