Thời gian qua, tại các cơ sở khám, chữa bệnh liên tiếp xảy ra các vụ việc người nhà người bệnh, đối tượng bên ngoài hành hung nhân viên y tế, người bệnh, làm mất trật tự, an ninh, an toàn bệnh viện; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám, chữa bệnh, đe dọa tinh thần, tính mạng của nhân viên y tế và người bệnh. Tối 8-4, tại Bệnh viện đa khoa Cái Nước (Cà Mau), một nhóm thanh niên mang theo dao, mã tấu, ống sắt... đánh người bệnh là anh Nguyễn Hoàng Linh gây thương tích ở đầu, đánh nhân viên bảo vệ bệnh viện gây chấn thương. Ngày 29-4, tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, trong khi chuẩn bị vận chuyển người bệnh đi chụp chiếu phim, sinh viên y khoa Phạm Lê Tùng đã bị người thân của bệnh nhân chửi, dọa dẫm và tát liên tiếp. Rạng sáng 7-5, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ba thanh niên mang hung khí khống chế bảo vệ và nhân viên y tế, rồi xông vào Khoa Cấp cứu đâm chém anh Đinh Giang Nam nhiều nhát, trong đó có vết chém đứt khí quản. >> Xem thêm: chuông cửa không dây có hình Theo thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tính từ năm 2010 đến nay, cả nước ghi nhận 20 vụ việc điển hình về mất an ninh, trật tự tại bệnh viện. Các vụ việc chủ yếu xảy ra ở các bệnh viện tuyến tỉnh (60%), bệnh viện tuyến trung ương (20%). Đối tượng bị tiến công chủ yếu là bác sĩ (70%), điều dưỡng (15%). Có đến 90% số vụ, việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh. Bên cạnh việc bác sĩ bị hành hung, bệnh viện bị gây rối an ninh trật tự, còn có tình trạng trộm cắp, "cò" khám bệnh... Theo lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ việc cơ sở y tế và người bệnh, hoặc gia đình người bệnh không tìm được "tiếng nói chung". Cùng với đó, còn do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và lãnh đạo bệnh viện trong việc bảo đảm an ninh tại bệnh viện... Để bảo đảm an ninh, trật tự tại các bệnh viện, trước mắt các bệnh viện cần hoàn thiện cơ sở vật chất như: lắp đặt hệ thống Camera wifi ip ninh giúp phát hiện, xử lý nhanh các hành vi gây rối, mất an ninh, trật tự; công khai quy trình khám chữa bệnh điều trị, có thông tin cảnh báo cho người bệnh, người nhà về các đối tượng cò mồi, trộm cắp trong bệnh viện. Lựa chọn đội ngũ bảo vệ có tính chuyên nghiệp, tập huấn việc xử lý các tình huống. Bên cạnh đó, cần tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phối hợp giữa ngành y tế - công an, bảo đảm an toàn cho cả nhân viên y tế lẫn người bệnh. Phát huy hiệu quả đường dây nóng dành cho người bệnh, kịp thời phản ánh những bất cập, bức xúc trong quá trình khám, chữa bệnh nhằm giảm tải tác động tâm lý tiêu cực. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng trực tiếp từ bệnh viện đến cơ quan công an, để có phương án giải quyết nhanh chóng, an toàn. Đồng thời triển khai kiểm tra lại toàn bộ Thiết bị báo khói để có thể đảm bảo được an toàn phòng chống đươc nhưng vụ hỏa hoạn do chập điện tại bệnh viện để có thể nhanh chóng kịp thời có thể khắc phục không gây ra những thiệt hại.