Nangluong.news - Dựa theo xu thế chung của thế giới cùng số liệu từ báo cáo gần đây nhất của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA), báo giá thi công điện mặt trời Kon Tum tới năm 2050, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam cũng như giảm được lượng lớn khí thải cac-bon. Nhiệt điện than sát thủ được dung dưỡng Số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia năm 2012 cho thấy, điện năng từ nguồn thủy điện chiếm 47,5% tỷ trọng các loại hình sản xuất điện năng trong hệ thống điện Việt Nam. Theo dõi trong những năm gần đây, điện năng lượng mặt trời An Giang nguồn thủy điện đã sắp cạn kiệt. Trong khi đó, nhu cầu phát triển kinh tế không ngừng buộc chúng ta phải phát triển nguồn điện để đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu không tính tới những giải pháp về năng lượng tái tạo, chúng ta chắc chắn sẽ vẫn phát triển nhiệt điện than. Cho dù nhiệt điện than thải ra một lượng lớn các chất gây ô trong phạm vi hàng trăm kilomet, ảnh hưởng tới cả môi trường đất, nước, không khí nhưng đến nay Việt Nam vẫn ồ ạt phát triển. Năm 2015, Quỹ Cacbon toàn cầu cho biết, đốt than là nguồn phát thải CO2 lớn nhất, gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, theo tính toán, giá nhiệt điện than không hề rẻ so với điện gió và điện mặt trời. Hơn nữa, than lại là nguồn phát khí thải nhiều nhất. Một nghiên cứu khác của trường Đại học Harvard về sự nguy hại của nhiệt điện than với sức khỏe con người cho thấy, mỗi năm có 4.300 người Việt Nam chết yểu là liên quan tới vấn đề này. Nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì số người chết yểu mỗi năm có thể lên đến 25.000 người. Không những thế, ngành nhiệt điện này còn đang nằm trong chuỗi cung cầy đầy nghịch lý của ngành than khi vàng đen đang bị vơ vét xuất khẩu rồi lại trở thành mặt hàng nhập khẩu với giá cao hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng về ngân sách. Nhà máy điện gió Bạc Liêu Ngày 20/9, trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã đề xuất “xin rút dự án nhiệt điện than Cái Cùng 1 trên địa bàn tỉnh ra khỏi quy hoạch điện VII để đảm bảo môi trường cho nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh tỉnh có nguồn phát triển điện gió”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận đồng thời giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, có giải pháp thay thế dự án khác để bổ sung vào Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII. Việc phát triển nhà máy điện gió ở tỉnh Bạc Liêu cũng được Thủ tướng lưu ý phát triển để phát huy tài nguyên gió giàu có ở tỉnh này. Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam Hầu hết các nhà khoa học, nghiên cứu đều đánh giá cao tiềm năng năng lượng tái tạo, báo giá điện mặt trời hộ gia đình năng lượng sạch của Việt Nam như địa nhiệt, sinh khối, đại dương, nước, nhất là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. TS Nguyễn Thăng Long (Điều phối viên giữa GIZ vàTổng cục năng lượng trong dự án Hỗ trợ mở rộng quy mô điện gió tại Việt Nam cho biết: “Nguồn năng lượng gió ở Việt Nam có thể đạt công suất lắp đặt 24GW/năm, nguồn mặt trời là 130GW/năm. Sản xuất điện nhiệt có công suất tương đối nhỏ nhưng hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu dân sinh”. Từ năm 2000, World Bank đã có những nghiên cứu về tiềm năng gió ở Việt Nam và được hiệu chỉnh năm 2011. Vùng có tiềm năng gió tốt nhất là ở phía các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận; sau đó là vùng ĐB SCL và Tây Nguyên. Tây Nguyên có gió địa hình đồi núi, có lượng có đủ tốt để xây trại gió quy mô công nghiệp. Hiện nay, phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Năm 2015, tỷ phần năng lượng tái tạo so với hệ thống điện là 5%, chủ yếu vẫn là thủy điện nhỏ, chưa có năng lượng gió, mặt trời. Theo kế hoạch đặt ra, đến năm 2030, tỷ phần điện từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam đạt 20%. Song song với việc đặt ra các mục tiêu về phát triển năng lượng tái tạo, chính phủ còn đưa ra một số cơ chế, chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Với những tiềm năng đó, WWF và VSEA đã xây dựng báo cáo “Kịch bản bền vững cho ngành điện Việt Nam – Tầm nhìn đến năm 2050”. Có 3 đều xuất cho sự phát triển năng lượng ở Việt Nam là: Kịch bản Phát triển thông thường, Kịch bản Phát triển Năng lượng bền vững và Kịch bản Phát triển Năng lượng bền vững Tối ưu. Theo các diễn giả ở buổi tọa đàm, mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan đoàn thể đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi hướng sử dụng năng lượng Trong đó, nếu phát triển theo Kịch bản Phát triển thông thường là vẫn dựa vào nhiên liệu hóa thạch và công nghệ lạc hậu, vừa không tạo được nhiều hiệu quả lại gây ra nhiều khí thải nhà kính. Theo số liệu từ EIA, International Energy Statistics năm 2013: Để sản xuất ra 1 đô la GDP, Việt Nam tiêu thụ năng lượng cao gấp gần 3 lần so với mức trung bình của thế giới; gấp 1,5 lần so với nước ASEAN khác và gấp nhiều lần so với các nước công nghiệp lớn như Anh, Mỹ. Với hai kịch bản Phát triển năng lượng bền vững và bền vững tối ưu, thì đến năm 2050 năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 80 – 100% nhu cầu điện quốc gia cả trên phương diện kỹ thuật và kinh tế, đồng thời giảm tới 80% lượng khí thải carbon. Đánh giá về tính khả thi của kịch bản sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở Việt Nam, TS Nguyễn Thăng Long nói: “Theo tôi về mặt tương lai, kịch bản 100% năng lượng tái tạo đều khả thi với tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, điều quan trọng trước hết là kiểm soát được điểm mốc quan trọng là mốc 20%. Sau khi đạt được mức đó, cần xem xét ảnh hưởng của nguồn năng lượng tái tạo đó như thế nào rồi sẽ có những điều chỉnh cần thiết về mặt luật pháp”. Cũng theo ông Long, công nghệ năng lượng tái tạo giờ không đắt đỏ như trước, hơn nữa, việc chuyển giao công nghệ giữa các nước tạo điều kiện để Việt Nam có thể tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến trên thế giới để thực hiện lộ trình sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Do đó, về mặt kỹ thuật, Việt Nam hoàn toàn có thể tiến tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Tuy so với nhiệt điện than, điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo phải cạnh tranh về giá, những khoản vay, bảo lãnh, thời gian và lãi suất cho vay… thậm chí cả việc định hướng, tuyên truyền đến người dân vì nhiều người vẫn nghĩ rằng giá điện năng lượng tái tạo đắt hơn nhiều lần so với giá điện thông thường thì phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là điều cần thiết và nhất định phải làm. Báo cáo cũng đánh giá những lợi ích nhận được nếu Việt Nam sử dụng năng lượng lượng hiệu quả và tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo phong phú, như: Giảm được sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hoặc nhập khẩu than; Đảm bảo giá điện ổn định trong các thập niên tới; Tạo thêm việc làm; Tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực và giảm các tác hại lên môi trường và xã hội… TS Nguyễn Trịnh Hoàng Anh trình bày về cơ cấu năng lượng và bày tỏ tin tưởng vào tiến trình sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở Việt Nam. TS Nguyễn Trịnh Hoàng Anh (Chuyên gia về năng lượng tái tạo tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng sạch và Phát triển bền vững (CleandED) rất lạc quan và tin tưởng vào kịch bản phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam. “Nhà nước đang có dự thảo khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo để vừa sử dụng vừa bán điện bằng cách phát điện lên lưới, trên hệ thống dự trữ năng lượng. Về công nghệ, có thể tích vào thủy điện tích năng là công nghệ đã có sẵn và nhiều công nghệ tiên tiến khác có thể cho phép dự trữ năng lượng công suất lớn. Nhưng để làm được điều này, chính sách của Nhà nước cần nhiều ưu đãi hơn so với hiện tại”. Chung ý kiến về tính khả thi của việc tiến tới sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam và vai trò của nhà nước trong việc hiện thực hóa mục tiêu này, ông Nguyễn Thăng Long nhấn mạnh: “Do những tác hại nghiêm trọng của nhiệt điện than cũng như an ninh năng lượng, chúng ta phải tiến đến 2 giải pháp quan trọng là năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, chính phủ cần sửa đổi một số chính sách chưa hiệu quả và đầu tư nghiên cứu, có ưu đãi đầu tư để đưa năng lượng tái tạo vào đời sống, đêm đến lợi ích tốt nhất cho quốc gia và người dân.” Nguồn: Baomoi