So sánh tiếng nhật và tiếng trung

Thảo luận trong 'Địa điểm du học' bắt đầu bởi thainguyen, 24/9/17.

  1. thainguyen

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    1,022
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Nhật Khó hơn tieng hoa rất nhiều. Đa phần ta ko nên học 2 ngôn ngữ này cùng 1 lúc vì rất dễ bị tẩu quả nhập ma. Nên học tiếng Trung vì tiếng đó tương tự tiếng Việt chỉ ghép câu vào và nói như tiếng Việt thôi. Còn tiếng Nhật đơn giản thế này cho bạn hiểu
    1. CHỮ VIẾT VÀ CÁCH ĐỌC
    Tiếng Nhật sử dụng đến 3 loại chữ viết chính (ko chấp Romanji) là Hiragana, Katakana và Kanji. Nếu việc làm quen và thành thục Hira và Kata (mỗi bảng 46 chữ và có 1 số chữ khá giống nhau như ヌ ス フ ワ hay ソ ン) cũng đã yêu cầu ở bạn 1 sự nỗ lực ko nhỏ, thì chữ Hán (chiếm 80% trong tiếng Nhật) có tới tận hơn 2000 chữ với số lượng nét chữ biến thiên từ 1,2,3 nét cho tới 20 nét. Ko những thế, việc sử dụng bộ (1 bộ phận của chữ giống nhau có mặt trong nhiều chữ khác nhau) của Trung Quốc, một mặt giúp ta có thể nhớ khá nhanh cách viết của 1 từ, nhưng với nhưng ai hỏa hầu không cao hoặc tu luyện chưa thành chính quả tất sẽ nhầm lẫn tứ tung dẫn đến nguyên khí đình trệ, kinh mạch đứt rời không chừng còn để lại di chứng là bại liệt toàn thân (chết đứng trong phòng thi) (Ví dụ: 福 副 幅) Cách đọc chữ viết trong tiếng Nhật cũng có một số điểm đáng bàn. Hira và Kata có thể được coi như hệ thống ngữ âm trong tiếng Anh, tức là viết thế nào đọc nguyên xi như thế, nhưng với Kanji, không gì là không thể. Mỗi 1 chữ kanji thấp nhất có 1 cách đọc, thông thường là 2-3 cách, tùy việc bạn đặt chữ đấy trong câu (đứng riêng) hoặc trong từ (ghép với chữ khác) Ví dụ: 決まる (kimaru) 決定 (kettei). Mặc dù có 1 số quy tắc nhất định giúp ghi nhớ, nhưng ngoại lệ thì nhan nhản. Với lại, việc học 1 chữ bao gồm ít nhất 2 cách đọc, cách viết + nghĩa và hoàn cảnh sử dụng đã chung sức làm nên "1 hòn núi cao" khiến rất nhiều người học JPN phải nản. Cũng cần nói thêm là với phần tên người, cái sự tréo ngoe nó còn khốn nạn và khủng khiếp hơn rất nhiều, và túm lại trong 4 chữ "éo có qui tắc". Ngoài cách đọc theo như thông thường (khoảng 6-70%) thì có rất nhiều tên bạn chỉ có thể .. nhìn hình bắt bóng!
    [​IMG]

    2. NGỮ PHÁP
    Tớ nói với 1 thằng Nhật: tiếng việt tao khôngchia động từ, là quá khứ thì thêm "đã", chưa làm thì "sẽ", mà ko làm thì "éo", nó giật mình "rưng rưng lệ", vì tự ngẫm lại bản thân Tiếng Nhật có tới khoảng .. 11 cách chia động từ, và tất nhiên, ngoại lệ (hay chính xác hơn là bất qui tắc) thì cũng .. vãi chưởng. Tiếp theo, bất lợi dành cho người giao tiếp tiếng trung: tiếng Nhật để động từ và các thành phần quan trọng nhất ở cuối câu, "săm tham" lại còn bỏ cả chủ ngữ (nói trống không ). Nếu ở tiếng Việt và tiếng Anh: "Tôi đến trường" thì ở tiếng Nhật sẽ là "Tôi trường đến". Với người mới học hoặc quá quen với việc nói tiếng Anh: muốn gì nói nấy thì khi học JPN, sẽ vất ngay phải 1 cái thói quen tư duy cực kì khó chịu rất chi là muốn .. đánh nhau Không những thế, chúng ta sẽ còn được cảm nhận ngay về 1 thứ ngôn ngữ .. cực kì dài dòng và màu mè. Đấy chính là cách phân chia sắc thái tình cảm : kính/không kính (trọng) của JPN. Ví dụ: 本日私はXXXについて話させていただきたいと思っております。(hôm nay cho phép em nói về XXX) là thể kính ngữ của 今日私はXXXに話す、 Và với những ai đã có nội công thâm hậu vượt qua tầm 2 quyển Minna nihongo Chân kinh Sơ và Trung, được các vị sư phụ cho phép hạ sơn thì sẽ thấy ngay là .. ngoài trời còn có trời, khi mà cái thứ tiếng Nhật chúng ta được học nó khác hẳn với cái cách mà lũ Đông Doanh (tên cũ của Nhật nhá) nói chuyện bình thường với nhau. Nhiều biểu cảm, ngắn gọn (đúng hơn là cụt lủn), từ ngữ dùng vô tội vạ, biến âm biến thể lằng nhằng lộn nhôn, kèm thêm là khối lượng từ vay mượn hay mới phát sinh rất nhiều và rất khó có thể tìm được trong từ điển.
    3. KẾT JPN khó học, master nó thì cũng vãi chưởng. Thành ra bạn nào thấy mấy quyển sách cứ ghi "học JPN dễ lắm..." thì đừng vội tin. Còn với các bạn nào có ý tưởng đi luyện JPN nhé, gửi các bạn 1 câu thôi "khó thì khó, thằng khác học được chẳng lẽ mình ko?"
     

Chia sẻ trang này