Sau khi lấp sẽ đào thêm 1ha để bù vào diện tích hồ Thành Công

Thảo luận trong 'Đất đai - Nhà cửa' bắt đầu bởi quocphuong13, 12/4/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Trong khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ cần tăng diện tích cây xanh, mặt nước cho thủ đô thì mới đây đề xuất lấp 1 phần hồ Thành Công để xây nhà tái định cư của Vihajico đã ngay lập tức làm dấy lên làn sóng phản đối trong dư luận, đặc biệt là người dân thủ đô.
    >> louis city đại mỗ lã vọng
    Chủ đầu tư Ecopark lên tiếng vụ lấp hồ Thành Công...để xây nhà tái định cư
    Đề xuất lấp hồ Thành Công để... xây nhà tái định cư
    Công viên hồ Thành Công đang bị "băm nát"!
    Đầu tháng 4, tại Hội thảo khoa học về cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) - Chủ đầu tư khu đô thị Ecopark đã không ngại ngần đề xuất tạo quỹ đất để xây nhà tái định cư tại chỗ cho các hộ đang sinh sống ở chung cư Thành Công.
    >> dự án louis city lã vọng
    Trong bối cảnh thủ đô Hà Nội đang bội thực quy hoạch nhà cao tầng, diện tích ao hồ, mặt nước đang bị xâm lấn nghiêm trọng, chỉ trong vòng 20 năm một nửa số hồ của Hà Nội đã bị san lấp lấn chiếm, thì đề xuất của Vihajico đã làm dấy lên làn sóng phản đối trong dư luận.
    >> louis city đại mỗ
    Trước hàng loạt ý kiến phản đối, ngày 10/4 trong một văn bản cung cấp cho báo chí Vihajico đã lý giải rằng không phải doanh nghiệp đề nghị thu hẹp diện tích hồ Thành Công mà phương án Vihajico đưa ra là dùng 1ha diện tích công viên và mặt hồ hiện hữu để xây nhà ở tái định cư cho người dân và đồng thời hoàn lại bằng cách đào bổ sung 1ha mặt nước về phía Bắc. "Như vậy, diện tích mặt nước hồ Thành Công vẫn được giữ nguyên", Vihajico khẳng định trong thông báo.

    Trước những lý giải của Vihajico, TS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: "Đừng lấp chỗ này, khoét chỗ kia, giải pháp ấy chưa tính tới tổng thể quy hoạch. Cách làm này cũng không tuân theo quy hoạch chung, vì doanh nghiệp mới đưa ra phương án cân bằng diện tích mặt nước nhưng không tính tới mối liên kết với hạ tầng khung xung quanh ra sao. Doanh nghiệp mới tính phần lợi cho mình nhanh hơn, như vậy là không được".

    Trả lời báo chí, GS Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng cho biết việc lấp hồ và hoàn trả ở vị trí khác phải tính đến yếu tố quy hoạch. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư bù được đủ diện tích mặt hồ thì cũng có thể xem xét, nhưng bù ở đâu, bù thế nào là vấn đề cần các nhà chuyên môn đánh giá kỹ lưỡng.

    Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP.Invest) một trong số 19 doanh nghiệp BĐS được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội nhấn mạnh: "Trong cải tạo chung cư cũ đảm bảo đủ nhu cầu tái định cư, không gian cây xanh, hồ đường...là vấn đề rất khó bởi những yếu tố này luôn mâu thuẫn với nhau".

    "Đề xuất của Vihajico có thể coi là sáng tạo trong tình cảnh hiện nay tuy nhiên đây cũng không phải là một giải pháp đồng bộ. Bởi còn rất nhiều những dự án chung cư cũ khác tại nội đô cần cải tạo nhưng không có điều kiện thì xử lý thế nào lại là một vấn đề không hề đơn giản", ông Hiệp nhấn mạnh.

    Từ phía người dân, chị Thanh Vân một cư dân sống gần hồ Thành Công bức xúc: "Tôi hoàn toàn không đồng ý với đề xuất của doanh nghiệp. Hồ đang đẹp, đang thoáng mát giờ lại lấp chỗ này rồi đào bới chỗ kia biết đến khi nào mới trả lại môi trường xung quanh hồ, cảnh quan hồ xanh mát cho người dân. Cho dù diện tích mặt hồ sau này có không thay đổi tuy nhiên đây là cách làm hoàn toàn không phù hợp".

    Bàn về vấn đề này, trước đó ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng từng khẳng định: “Có những đề xuất mà ngay cả Thành phố cũng không dám quyết, cụ thể ở đây là lấp 1 ha hồ Thành Công làm nhà cho dân, mặc dù chủ đầu tư nói sẽ đào thêm hồ chỗ khác".

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ tính tính từ năm 2010 đến 2016 Hà Nội có 17 hồ mất hoàn toàn dấu tích do san lấp. Từ 1995, nội thành Hà Nội có tới 2.100ha mặt nước, nhưng giờ chỉ còn hơn một nửa 1.165ha. Ngay cả Hồ Tây, trước đây rộng 500ha nhưng giờ chỉ còn 460ha.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này