Từ ngày 1/12, ông Nguyễn Khắc Thành, Phó tổng giám đốc FPT sẽ đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Đại học FPT nhiệm kỳ 2016-2021. Sinh năm 1964, ông Nguyễn Khắc Thành nhận bằng tiến sĩ Toán lý năm 1990 tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop (Nga). Ông từng tham gia thành lập và vận hành Hệ thống đào tạo giáo viên dạy toán giỏi Lập trình viên quốc tế FPT-Aptech, Phó hiệu trường Đại học FPT. Từ năm 2014 đến nay, ông Thành là Phó tổng giám đốc FPT kiêm Hiệu trưởng Trường đào tạo Cán bộ FPT. Theo Hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX Nguyễn Thành Nam, tân Hiệu trưởng Đại học FPT là “người âm thầm, có chút liều lĩnh, biến những ước mơ thành hiện thực”. Năm 1999, ông Thành đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech, tiền thân của Tổ chức giáo dục FPT sau này. Aptech Việt Nam là trung tâm dạy nghề, nhưng lại đào tạo được lượng lập trình viên "nhiều hơn bất cứ đại học nào tại Việt Nam". Năm 2006, Đại học FPT trở thành đại học trong lòng doanh nghiệp đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, ông Thành đảm nhiệm vị trí Phó hiệu trưởng lớp toán chất lượng . “Dứt khoát với từng vấn đề; gay gắt với những giải trình vòng vo, khó hiểu; hân hoan với những sáng kiến đột xuất của nhân viên” là mô tả của nhân viên khi nói về Hiệu phó Nguyễn Khắc Thành trong các cuộc họp giao ban hàng tuần. Năm 2014, ông Nguyễn Khắc Thành được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc FPT phụ trách nguồn lực toàn cầu hóa kiêm Hiệu trưởng Trường đào tạo Cán bộ FPT. “Ở mỗi vị trí chúng ta lại có một góc nhìn khác. Góc nhìn càng lớn thì phạm vi quan sát được càng rộng. Tôi nghĩ có lẽ điều này sẽ giúp ích được ít nhiều cho công việc sắp tới”, TS Thành chia sẻ. Tân Hiệu trưởng FPT xem câu nói của Inamori Kazuo, tác giả cuốn sách “Cách sống” là triết lý theo đuổi, đó là “sống nghiêm túc, sống hết mình với cả tâm huyết cho ngày hôm nay; tập trung cao độ, không một chút phân tâm vào công việc trước mắt. Có như vậy cánh cửa tương lai sẽ mở ra cho chúng ta bước vào”. Ở cương vị mới, ông Thành cho biết sẽ "làm tốt những việc cũ, giữ vững truyền thống 4 tốt (đào tạo tốt, việc làm tốt, nghiên cứu tốt, quốc tế hoá tốt); triển khai việc mới (phân hiệu mới, ngành mới…); luôn nhớ đến sứ mệnh của trường là cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”.