Những thầy giáo trẻ tình nguyện ra Trường Sa

Thảo luận trong 'Địa điểm du học' bắt đầu bởi thainguyen, 25/11/16.

  1. thainguyen

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    1,022
    Đã được thích:
    0
    Những thầy giáo 9X tình nguyện ra Trường Sa

    Có công việc ổn định ở đất liền nhưng nghe tin tuyển giáo viên ra Trường Sa, thầy Quyết và Hạ (sinh năm 1990) viết đơn tình nguyện ra đảo. Nhìn lại chặng đường 4 năm qua, hai thầy giáo đều nở nụ cười hạnh phúc.
    Sinh ra ở vùng quê nghèo xã Xuân Sơn (Vạn Ninh, Khánh Hoà), từ bé Lê Xuân Quyết (26 tuổi) đã chứng kiến nhiều bạn bè phải bỏ học đi kiếm tiền cùng bố mẹ. Anh tâm niệm lớn lên sẽ đem cái chữ đến những vùng khó khăn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Lê Xuân Quyết về công tác chuẩn bị vào lớp 1 tại tiểu học Vạn Thọ 2, thuộc huyện nhà. Năm 2012, nghe tin Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tuyển giáo viên ra Trường Sa, thầy giáo 9X viết đơn tình nguyện ra đảo.

    [​IMG] Thầy Lê Văn Quyết và các học trò ở đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

    “Mẹ em khóc rất nhiều vì không muốn xa con. Mẹ còn lo em không tự chăm sóc được bản thân khi ở đảo mọi thứ đều phải tự trồng, tự đánh bắt mới có cái ăn”, Quyết kể. Bố mất từ khi Quyết 5 tuổi, các anh chị lớn đều đi làm ăn xa, nhiều năm qua chỉ mình mẹ ở nhà. Thương mẹ già nhưng khao khát được cống hiến, thầy giáo 9X nỗ lực động viên rồi vác balo lên đường.

    14 ngày lênh đênh trên biển, say sóng “không biết trời đất là gì”, Lê Văn Quyết đã đến được đảo Song Tử Tây thuộc huyện đảo Trường Sa. Khi ấy đảo chỉ lác đác vài ngôi nhà
    hà bán trú cho trẻ nơi đây, một trường học mái tôn với bàn ghế cũ nát. Cả trường có 9 học sinh gộp chung khối tiểu học và mầm non. Thầy Quyết và một giáo viên nam khác cùng nhau đứng lớp.
    “Phòng học có 2 bảng đen quay về hai hướng. Lúc đầu em cứ loay hoay hết dạy học sinh lớp 1 lại quay sang lớp 4, rồi còn cả bé mầm non. Có em đang học lại lén trèo cửa sổ phóng xe cút kít về nhà”, thầy giáo 9X cười nhớ lại.
    Để tạo hứng thú cho học trò, thầy giáo trẻ không gượng ép các em học nhiều. Ngược lại, thầy vừa dạy, vừa cho các em chơi. Những giờ học đếm bằng vỏ sò, san hô – món đồ gần gũi với trẻ miền biển đảo, cũng là thứ bù lấp cho sự thiếu thốn que tính học tập, khiến học trò thích mê.
    Ở đảo, điện nước đều khan hiếm. Trường học ở đảo Song Tử Tây trước kia còn không có điện. Thương học trò một tay viết bài, một tay lau mặt vì nóng, thầy giáo kiến nghị kéo nguồn điện riêng cho trường. Năm 2015, trường mới được xây, những khó khăn về điện của thầy trò mới phần nào được khắc phục.
    “Đồng bào, chiến sĩ trên đảo sống tình nghĩa lắm, cứ gặp là tay bắt mặt mừng. Học trò thì coi thầy như người anh, người chú, mọi thứ đều có thể sẻ chia… Đây là món quà rất ý nghĩa mà nếu ở đất liền, em sẽ khó có được”, thầy giáo chia sẻ. Nhờ người dân ở đảo chỉ dạy, chàng trai vùng núi như Quyết giờ đã biết bơi xa, tự trồng rau, bắt cá về làm thực phẩm.
    4 năm được về thăm nhà 3 lần, Lê Xuân Quyết sau đó để lại mẹ già và người vợ cưới năm 2015, lên tàu ra Trường Sa. “Hết 5 năm theo quy định, nếu đảo vẫn cần, em nguyện sẽ ở lại”, thầy giáo 9X nói.
     

Chia sẻ trang này