Nhu cầu sản phẩm chưng cất của mỹ có thể tăng trong năm 2017

Thảo luận trong 'Điện tử - Gia dụng' bắt đầu bởi samsamkute, 20/12/16.

  1. samsamkute

    samsamkute Active Member

    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Các nhà máy dầu nhớt Mỹ dự đoán nhu cầu các sản phẩm chưng cất như dầu sưởi và dầu diesel có thể mạnh hơn trong năm 2017 sau hai năm tiêu thụ trong nước sụt giảm.

    Nhu cầu sản phẩm chưng cất được dự báo tăng 60.000 thùng mỗi ngày trong năm 2017, sau khi sụt giảm 120.000 thùng/ngày trong năm 2016 và 40.000 thùng/ngày trong năm 2016, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.


    [​IMG]

    Các quỹ phòng hộ đã thực hiện lưu ý và đặt cược giá dầu tăng bởi tăng vị thế mua ròng 24 triệu thùng dầu sưởi trên sàn giao dịch buôn bán New York. Các nhà quản lỹ quỹ tiền tiện đã tính toán vị thế mua ròng là lớn nhất trong gần 30 tháng, theo một phân tích số liệu được công bố bởi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa kỳ hạn Mỹ.

    Nhu cầu sản phẩm chưng cất được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhu cầu sưởi (thị phần nhỏ hơn nhưng biến động hơn) và nhu cầu vận tải (thị phần lớn hơn nhưng ổn định hơn) và cả hai đều tích cực, hay ít nhất không tiêu cực trong năm 2017.

    Nhu cầu sưởi thấp bất thường trong năm 2016 do mùa đông năm 2015/16 ấm khác thường và sự khởi đầu ấm áp cho mùa đông 2016/17.

    Ba tháng đầu năm 2016 là mùa ấm thứ hai kể từ năm 1973. Chỉ đầu năm 2012 là ấm hơn, theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

    Triển vọng cho ba tháng đầu năm 2017 vẫn là đối được chưa rõ ràng nhưng không thể ấm hơn năm 2016, năm đã đẩy tiêu thụ dầu sưởi ở mức thấp.

    Về mặt vận tải, triển vọng tích cực rõ ràng hơn do lĩnh vực này xuất hiện từ cuộc suy thoái kéo dài hai năm liên quan tới sự sụt giảm trong khai thác dầu và khí đốt, tồn kho than cao và tồn kho của doanh nghiệp tăng.

    Sự biến động trong vận tải ổn định trong năm nay sau khi sụt giảm trong năm 2015, theo Văn phòng Thống kê Giao thông vận tải của Mỹ.

    Có một số lý do dự kiến sự biến động vận tải sẽ bắt đầu tăng trong năm 2017. Việc khai thác dầu mỏ và khí đốt và sự biến động trong vận tải đã bắt đầu tăng để phản ứng với giá dầu và khí đốt ngày càng tăng.

    Việc vận chuyển than cũng được dự kiến tăng trong năm tới khi giá khí đốt tự nhiên cao hơn. Nói chung các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ cuối cùng cũng bị thu hút với vấn đề tồn kho vượt trội tại tất cả các giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Tỷ lệ của tồn kho doanh nghiệp với doanh số bán hàng tháng đã sụt giảm ổn định kể từ tháng 3/2016, sau khi tăng kể từ tháng 3/2011 và mạnh kể từ tháng 8/2014. Mức tồn kho vẫn tăng sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn thận trọng với tốc độ các đơn hàng mới trong kỳ hạn gần.

    Nhưng nếu các công ty tiếp tục xử lý kiểm soát hàng tồn kho gần đây của họ thì có khả năng việc đặt hàng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2017.

    Tồn kho sản phẩm chưng cất vẫn khiêm tốn mặc dù khởi đầu mùa đông này ấm bất thường và có thể khởi đầu năm 2017 thấp hơn năm 2016.

    Các nhà máy lọc dầu Mỹ căng thẳng để tối đa hóa sản lượng xăng trong năm 2015 và 2016 để đáp ứng nhu cầu từ những người lái xe tư nhân.

    Nhưng tăng trưởng nhu cầu xăng trong nước có thể khiêm tốn trong năm tới.

    Lợi nhuận lọc dầu đối với sản phẩm chưng cất dần dần tăng kể từ quý 2/2016, bắt đầu đảo chiều xu hướng giảm trước đó kể từ năm 2013.

    Các nhà máy lọc dầu đang nhận một tín hiệu chuyển đối cán cân cân bằng sản phẩm chưng cất trong năm 2017.

    Trong bối cảnh các nhà đầu tư bắt đầu triển khai cắt giảm sản lượng đúng như những gì cam kết, giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần trước và đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp.

    Tuy nhiên, thị trường vẫn tỏ ra lo ngại với những diễn biến mới đây ở Mỹ và Libya.

    Công ty cung cấp dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tăng từ 498 lên 510 giàn khoan trong tuần trước – mức cao nhất trong gần một năm qua.

    Trong khi đó, hai mỏ dầu thủy lực quan trọng của Libya bắt đầu hoạt động trở lại bởi quốc gia này được OPEC cho phép tăng sản lượng trước khi đóng băng ở một mức cụ thể. Các quan chức Libya cho biết việc tái khới động hai mỏ dầu sẽ sớm giúp sản lượng tăng thêm 200.000 thùng/ngày.

    Trong tuần này, các thành phần thị trường sẽ tập trung vào số liệu dự trữ tại Mỹ được công bố ngày 20-21/12 để đánh giá nhu cầu của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.

    Nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi sát sao những ý kiến của các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu để đánh giá sự tuân thủ của họ với cam kết cắt giảm/đóng băng sản lượng trong năm 2017.

    Ngày 16/12, Bộ trưởng Năng lượng Nga – ông Alexander Novak – cho biết các công ty dầu mỏ nước này đồng ý cắt giảm sản lượng sau khi Nga đạt được thỏa thuận cắt giảm 300.000 thùng/ngày với Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).

    Bên cạnh đó, Kuwait cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng từ tháng 1 như một phần nỗ lực của OPEC trong quá trình bình ổn thị trường.

    Ngày 30/11, các thành viên của OPEC đạt được thỏa thuận lần đầu tiên kể từ năm 2008. Theo đó, 14 quốc gia thuộc tổ chức này sẽ đóng băng/cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.


    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu Brent trong vòng 3 tháng qua

    Trên sàn London, giá dầu Brent giao tháng 2 tăng 1,19 USD (2,2%) lên mức 55,21 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 16/12. Trong tuần trước, có thời điểm giá dầu chạm ngưỡng 57,89 USD/thùng – mức cao nhất trong vòng 17 tháng qua. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng 88 cent (1,6%).


    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu WTI trong vòng 3 tháng qua

    Trên sàn New York, giá dầu WTI tăng 98 cent (1,9%) lên mức 52,95 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối tuần. Hồi đầu tuần, có thời điểm giá dầu đạt mức cao nhất trong vòng 18 tháng (54,51 USD/thùng). Tính cả tuần, giá dầu WTI tăng 40 cent (0,8%).

    Giá dầu đi ngang chờ sản lượng dầu phiến của Mỹ

    Giá dầu không đổi trong thứ Hai khi thiếu vắng thông tin. Thị trường đang chờ xem sản lượng dầu phiến của Mỹ có tăng vượt kế hoạch cắt sản lượng của OPEC và các nhà sản xuất khác trong năm tới không.

    Giá dầu thô Mỹ giao tháng Hai tăng 22 cent lên 52,12USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile. Giá dầu Brent giao tháng Một giảm 28 cent xuống 54,93USD/thùng trên sàn sàn ICE Future Europe.


    [​IMG]

    Mức tăng sản lượng dầu phiến tiềm tàng của Mỹ có thể vượt mức cắt sản lượng của OPEC, nhất là trong bối cảnh chưa rõ về quy chế thực hiện cam kết, chuyên gia tại Ritterbusch & Associates nhận định.

    Ông cho rằng mặc dù có thể OPEC sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện thỏa thuận, tổng mức giảm có thể vượt 60% mục tiêu vì sản lượng dầu phiến của Mỹ sẽ tăng để phản ứng với môi trường giá cao.

    Một số chuyên gia dự đoán đà hồi phục của giá dầu sẽ tiếp tục diễn ra vào đầu năm 2017. Thỏa thuận của OPEC hướng tới giảm gần 1,8 triệu thùng dầu/ngày bắt đầu từ tháng Một.

    Tại Mỹ, nước không tham gia vào thỏa thuận, số giàn khoan dầu tăng tuần thứ 7 liên tiếp, thêm 12 giàn để đạt tổng cộng 510 giàn tính đến ngày 16/12.

    Kể từ lần giảm cuối vào tuần 27/5, số giàn khoan ở Mỹ đã tăng 194 giàn (61%). Do đó, sản lượng dầu của Mỹ tăng từ mức dưới 8,5 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy lên gần 8,8 triệu thùng vào trung tuần tháng 12.

    Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch ngày 13/12 nhờ nhu cầu tăng mạnh tại châu Á và nguồn cung được cắt giảm tại Abu Dhabi, Kuwait và Qatar như một phần trong thỏa thuận lịch sử của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).

    Giá dầu Brent không đổi ở mức 55,69 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 15 cent (0,23%) lên mức 52,98 USD/thùng.


    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu Brent trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)

    Mặc dù giá dầu không giảm nhưng thị trường đang phải đối mặt với nguy cơ các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá dầu có đợt tăng mạnh kèo dài 1 tháng qua.

    Kể từ giữa tháng 11, những tin đồn về việc OPEC và các quốc gia khác đồng ý cắt giảm sản lượng đã giúp thị trường phát triển tích cực, qua đó giúp dầu lấy lại ngưỡng tâm lý 50 USD/thùng.

    Các nhà phân tích cho rằng thị trường vẫn đang chủ yếu được hỗ trợ bởi sự thay đổi nguồn cung chứ không phải nhu cầu. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa tăng mức tiêu thụ dự báo trong năm 2016 thêm 1,4 triệu thùng/ngày.

    Tuy nhiên, nếu vấn đề tuân thủ thỏa thuận của các quốc gia trong thỏa thuận lần này không được đảm bảo, giá dầu sẽ chuyển biến rất nhanh. Các nhà phân tích của PVM cho rằng thị trường sẽ dựa vào 3 tháng đầu tiên của thỏa thuận 6 tháng để đánh giá hiệu quả.

    Sản lượng tại Trung Quốc trong tháng 11 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 3,915 triệu thùng/ngày nhưng vẫn cao hơn mức sản lượng 3,78 triệu thùng/ngày của tháng 10. Mức sản lượng của tháng 10 cũng là mức thấp nhất trong vòng hơn 7 năm qua.

    Công ty Dầu mỡ bôi trơn Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng tại các mỏ dầu đi 3-5%.

    Tại thị trường lớn thứ 2 châu Á - Ấn Độ, nhu cầu xăng dầu trong tháng 11 tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 4,07 triệu thùng/ngày
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này