Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo trộm qua điện thoại

Thảo luận trong 'Rao vặt sinh viên' bắt đầu bởi SmartHome, 29/6/18.

  1. SmartHome

    SmartHome Active Member

    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Việc nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống báo trộm qua điện thoại sẽ giúp sản phẩm phát huy tối đa công năng cũng như có tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn. Để hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin cấu tạo của thiết bị báo trộm dùng sim. Cùng tham khảo nhé!
    Cấu tạo của hệ thống báo trộm qua điện thoại
    Trên thị trường hiện nay có rất thiết bị báo trộm qua điện thoại. Tuy nhiên, cấu tạo của các sản phẩm là giống nhau, bao gồm:
    1. Bộ xử lý trung tâm
    Đây là bộ phận trung tâm điều khiển hoạt động của toàn hệ thống báo trộm qua điện thọai. Bộ xử lý trung tâm thiết lập các chế độ hoạt động cho từng cảm biến, xử lý các tín hiệu được nhận từ các cảm biến sau đó phát tín hiệu báo động ra loa. Tất cả đều được xử lý thông qua tín hiệu wireless. Chính vì thế mà thiết bị không cần dây tín hiệu đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho ngôi nhà.
    Đặc biệt, thiết bị chống trộm này được tích hợp chức năng kết nối với sim điện thoại di dộng. Nhờ đó, tín hiệu báo trộm từ bộ phận xử lý trung tâm sẽ thông qua các nhà mạng tự động gọi và gửi tin nhắn tới các số điện thoại được cài đặt sẵn. Ưu điểm này giúp các gia chủ kiểm soát được tình hình an ninh của ngôi nhà từ xa mà không cần tới wifi hoặc internet.
    >>> Xem thêm : giải pháp an ninh cho nhà máy nhà xưởng
    2. Thiết bị cảm biến không dây
    Là các thiết bị không dây, chỉ cần cắm điện hoặc gắn pin là chạy, có chức năng phát hiện người xâm nhập, phát hiện cửa mở, phát hiện khói hay nhiệt độ cao, dò khí gas, phát hiện kính vỡ … và gửi tín hiệu về tổng đài báo động không dây.
    Cổng tia hồng ngoại
    Khi có xâm nhập của kẻ trộm, cảm biến hồng ngoại sẽ phát hiện tín hiệu báo động về bộ phận trung tâm. Các cảm biến hồng ngoại thường được lắp đặt ở sau cửa ra vào, phòng khách, các phòng ngủ …
    Cảm biến cửa từ
    Thiết bị được lắp đặt tại cửa ra vào, cửa sổ, cửa tủ đựng đồ… có tác dụng phát hiện và báo động khi cửa bị mở do bị phá hay bị bẻ khóa.
    Cảm biến kính
    Là cảm biến âm thanh được lắp ở khu vực có kính, khi kính vỡ sẽ phát ra âm thanh có tần số tương ứng, cảm biến phát hiện các tần số này và phát tín hiệu báo động về tổng đài.
    Cảm biến báo khói báo cháy
    Thường là cảm biến quang, được lắp đặt trong bếp, phòng ăn và phòng khách, những nơi có khả năng bị hỏa hoạn. Khi phát hiện có khói, cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động đến tổng đài an ninh.
    Cảm biến nhiệt
    Khi phát hiện nhiệt độ trong phòng tăng cao quá mức do hỏa hoạn, cảm biến nhiệt sẽ phát tín hiệu báo động về bộ điều khiển trung tâm.
    Cảm biến gas
    Được lắp trong bếp, khi phát hiện có hiện tượng rò rỉ gas với nồng độ vượt mức cho phép, cảm biến sẽ phát tín hiệu động.
    Loa báo động
    Loa báo động được lắp đặt tại phòng khách hoặc khu vực ngoài trời với mức âm lượng lớn đủ để hàng xóm, những người xung quanh nghe thấy được. Khi bộ xử lý trung tâm nhận được tín hiệu thống báo từ các cảm biến từ thì loa sẽ phát ra tiếng còi hú.
    Remote
    Đây chính là điều khiển từ xa dùng để bật/tắt chức năng báo động của thiết bị theo nhu cầu của người sử dụng.
    Những thông tin chúng tôi đưa ra trên đây là cấu tạo và chức năng hoạt động của bộ hệ thống báo trộm qua điện thoại. Quý khách hàng lưu ý nên lựa chọn sản phẩm uy tín từ những địa chỉ phân phối uy tín để có chất lượng tốt nhất. Liên hệ qua số hotline: 19009070 - 0899979697 nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí.
     

Chia sẻ trang này