Đồ chơi trẻ em đều có một giới hạn thời gian

Thảo luận trong 'Rao vặt sinh viên' bắt đầu bởi bomroitruc, 11/11/17.

  1. bomroitruc

    bomroitruc Expired VIP

    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Đồ chơi tự phân hủy gây độc hại PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho rằng, tất cả các loại thiết bị mầm non bằng vật liệu nhựa, vải, bông, da, kim loại... về nguyên tắc phải sản xuất theo những quy định nghiêm ngặt. Nhưng thực tế thì không kiểm soát được. Các vật liệu là nhựa, cao su hay vải thường có thêm một số chất màu để cho đẹp và đa dạng về màu sắc. Khi xem xét về vật liệu, cần chú ý có hai nguồn phơi nhiễm: Thứ nhất là vật liệu gì làm nên đồ chơi là nhựa, hợp kim, cao su, gỗ, vải sợi.

    [​IMG]

    Thứ hai là chất màu phủ lên các vật liệu đó là chất gì.Mối nguy hiểm của nguồn phơi nhiễm từ vật liệu chủ yếu là các kim loại nặng có trong thành phần vật liệu (trừ gỗ). Các chất chì, coban hay các kim loại khác có thể gây độc. Tuy nhiên, sự phơi nhiễm này thường phải xảy ra trong một thời gian khá dài nên khó có thể xác định được nguồn gốc gây nên triệu chứng cho người dùng.Các chất màu trang trí đồ chơi thường là các hợp chất vô cơ và hữu cơ tạo các màu khác nhau: Oxit sắt tạo màu nâu đỏ, oxit titan tạo màu trắng, oxit niken tạo màu xanh. Các hợp chất hữu cơ thường là các hợp chất azo, các phức kim loại và hữu cơ. Sự phơi nhiễm của các chất màu thường có nồng độ lớn, đi qua đường ruột hoặc phổi gây bệnh cấp hoặc mạn tính.Vật liệu cũng như lớp sơn phủ bên ngoài hoặc trộn vào trong sản phẩm đều có một giới hạn thời gian.

    Đến một lúc nào đó, do tác động của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, sự va đập, các hóa chất tẩy rửa, vật liệu bắt đầu phân hủy. Giai đoạn này là giai đoạn dễ phơi nhiễm vì các hạt vật liệu phân hủy có thể đi qua tay rồi vào mắt, miệng, mũi của trẻ em, gây nên các bệnh về đường hô hấp, phổi, bệnh về mắt... Các nhà khoa học cũng cảnh báo, một nguồn phơi nhiễm khác không do bản chất của vật liệu hay lớp sơn phủ đồ chơi mà là sự lắng đọng, tích tụ của vi khuẩn trên bề mặt của đồ chơi. Thường thì những đồ chơi tập thể, dùng liên tục, nếu không được chùi rửa, sát trùng rất có thể xảy ra hiện tượng vi khuẩn từ người này lây sang người khác bằng tay, trẻ cắn, ngậm hoặc vi khuẩn từ môi trường. Vì vậy, cần phải định kỳ lau chùi, sát trùng bằng các chất tẩy rửa được phép dùng, nếu không sẽ lại xảy ra phơi nhiễm hóa chất.


    Mục đích quan trọng nhất của thiết bị mầm non chính là dùng nó như một công cụ để cha mẹ và con cái trò chuyện hay là tương tác với nhau. Cũng không nhất thiết trò chơi đó phải vui nhộn, ồn ào, nó cũng có thể yên lặng để trẻ có thể tập trung. Với một đồ chơi cha mẹ có thể biến hóa nó thành nhiều đồ chơi khác nhau. Có thể nó được làm từ những dụng cụ đơn giản trong gia đình, hoặc từ đò bỏ đi không dùng đến nữa, nhưng chỉ cần một chút tinh ý cha mẹ có thể tạo ra niềm vui bất ngờ cho con.

    Ví dụ với quả bóng có lỗ hổng là hình lục giác cha mẹ có thể nhét con thú bông vào bên trong rồi lăn cho trẻ xem, có thể xâu dây qua rồi nghiêng đi cho quả bóng lăn theo sợi dây.

    Hãy chọn xếp hình bằng gỗ nhưng có phát ra âm thanh để cho trẻ lắc, hoặc cho khúc gỗ đó vào hộp trống lắc cho trẻ nghe. Có thể cho vài hòn bi vào chai nhựa trong suốt để cho trẻ cầm lắc. Đó là những ví dụ rất đơn giản mà cha mẹ có thể tận dụng những dụng cụ xung quanh mình làm đồ chơi cho trẻ. Điều quan trọng là đồ chơi ấy đều khiến cả cha mẹ và con cái đều vui vẻ, và đem lại những nụ cười sảng khoái. Đôi khi cha mẹ hãy quan sát cách chơi của trẻ để từ đó nghĩ ra những ý tưởng mới phù hợp với cách chơi ấy.

    Khi trẻ được tầm 3 tuổi trở đi cha mẹ hãy để cho trẻ tự chọn đồ chơi, còn bản thân chỉ cần ngồi bên để xem trẻ chơi như nào và tham gia khi trẻ muốn.

    4. Chọn đồ chơi ứng với từng lứa tuổi

    Ứng với từng giai đoạn 3 tháng một trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau và cha mẹ nên nắm rõ giai đoạn ấy trẻ đang phát triển về cái gì để tìm đồ chơi cho phù hợp.

    Ví dụ như giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi thì nuôi dưỡng ngũ quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm chính là điều quan trọng nhất. Trò chơi tốt nhất với trẻ chính là giọng nói của mẹ, nụ cười của mẹ, đôi khi là cả động tác nhảy múa để pha trò, chơi ú òa, cần cẩu, nhấc bổng, làm máy bay, làm ngựa phi chính là những trò chơi gần gũi nhất.

    Giai đoạn 6 tháng đầu tiên vì thính giác và thị giác của trẻ rất phát triển, nên ngoài giọng nói của mẹ hãy cho trẻ chơi những đồ chơi phát ra âm thanh như là quả cầu hay con thú nhồi bông có nhiều màu sắc mà khi trẻ lắc lắc nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đồng thời lớn hơn một chút trẻ rất thích nhìn những đồ vật chuyển động nên hãy cho bé nhìn quả bóng vừa lăn vừa phát ra tiếng kêu.

    Hoặc là khi trẻ đã biết ngồi hoặc biết đi rồi cho trẻ chơi xe kéo có buộc dây để trẻ có thế kéo, hoặc kéo để xô đổ con gấu. Thông qua trò chơi như vậy trẻ sẽ nhận thức được quá trình mình cầm rồi mình kéo và đồ vật chuyển động.

    Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các thiết bị mầm non cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:

    5 tháng tuổi: để luyện ngón tay cho bé mình cho bé nhặt nắp chai nhựa, tập bóc miếng dính stick, chai nước có hòn bi.

    Tầm 6-12 tháng: làm hộp bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Gõ trống. Làm trò ú òa từ hai lõi của cuộn giấy. Tái chế từ vỏ hộp sữa chua đồ chơi phát ra tiếng kêu và có sự biến hóa khi kéo, cái lắc cho bóng lăn qua (hình).

    Tầm 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.

    Tầm 18-24 tháng: chơi bong bóng xà phòng, câu cá,
     
    Đang tải...
: đồ chơi

Chia sẻ trang này