Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy hệ đại học năm 2017. Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT dự kiến không đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) như mọi năm. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thực hiện “3 chung”, Bộ GD&ĐT bỏ quy định này. Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký luyện thi toán đại học và xét tuyển đại học 2017 là tốt nghiệp THPT. Quy định này của Bộ khiến nhiều người lo lắng về chất lượng xét tuyển( tìm lớp luyện viết chữ đẹp ). Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) đồng tình với quyết định “bỏ điểm sàn” của Bộ GD&ĐT. Bởi theo TS.Lê Viết Khuyến, trên thế giới nếu ai vượt qua được bậc học nào đó thì đều có quyền được đăng ký học ở bậc học cao hơn. Và quyền này có được chấp nhận hay không là do các trường quyết định. Thực chất của việc này cũng giống như “bỏ điểm sàn” mà Bộ đưa ra. Bỏ điểm sàn là chủ trương đúng bởi Bộ không nên quyết định thay mà hãy để các trường được tự chủ trong tuyển sinh”. (Ảnh: Báo VTC) Và GS.Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cũng khẳng định bỏ điểm sàn là chủ trương đúng bởi Bộ không nên quyết định thay mà hãy để các trường được tự chủ trong tuyển sinh. GS.Lâm Quang Thiệp phân tích, thí sinh tốt nghiệp THPT đó đã là điểm sàn. Khi có bằng tốt nghiệp rồi thì việc có vào được Đại học hay không là tùy thuộc ở các trường. “Nhà trường được tự chủ nhưng phải chịu trách nhiệm chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, khi tuyển sinh, các trường phải công bố minh bạch điều kiện xét tuyển, theo tiêu chuẩn nào, điểm bao nhiêu để xã hội sẽ biết trường này có chất lượng thế nào. Vì chất lượng các trường hiện nay khác nhau nên những điều kiện đó phải công bố, không có chuyện nói thế này, tuyển thế kia để xã hội đánh giá các trường còn cho con em học hoặc tuyển dụng”, GS.Lâm Quang Thiệp nêu ý kiến.