Đái tháo đường type 2 là bệnh không phụ thuộc insulin và chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân đái tháo đường hiện nay. Triệu chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đường thường xuất hiện khi đường huyết tăng cao, nếu kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng đi kèm nguy hiểm cho cơ thể. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh đái tháo đường là do tình cờ đến khám sức khỏe định kỳ hoặc vào viện với lý do khác nhau. Dưới đây là cách nhận biết một số dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2: >>> Xem ngay: Tiểu đường nên ăn gì cho an toàn Luôn cảm thấy mệt mỏi Cơ thể giảm hay có thể không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa nên cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ để tạo ra năng lượng. Do đó, cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường type 2 do không thể xử lý được calo trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay nhiều. Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói Chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói nên khi cơ thể có nồng độ insulin cao sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Tuy nhiên, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân. Đái tháo đường type 2 thường có vết thương lâu lành Vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường khiến cho các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Nhiễm trùng Hội chứng nhiễm trùng như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do đường máu cao, hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Rối lọan tình dục Bệnh đái tháo đường type 2 sẽ làm cho bệnh nhân nam bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm; bệnh nhân nữ thì giảm ham muốn, khô âm đạo,… Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu và là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não… Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vì vậy, lựa chọn những thực phẩm chứa cacbohydrat vừa đủ kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp là biện pháp tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. >>> Xem ngay: nhận biết bệnh đái tháo đường type2 Tiểu đường nên ăn gì giúp ổn định mức đường trong máu Các loại trái cây sau đây rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường: + Dâu tây: trong dâu tây chứng hàm lượng cacbon-hydrate thấp, thích hợp cho người tiểu đường dùng thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng. + Dưa lưới và Quả bơ: là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày. + Đào và chery: là một nguồn cacbon-hydrate vừa đủ nếu sử dụng hợp lý đối với người bị bệnh tiểu đường, và người có chỉ số đường huyết cao. + Bưởi và Cam : chứa nguồn vitamin dổi dào, đồng thời đáp ứng nhu cầu cacbon-hydrat cho cơ thể. + Đu đủ : 2 miếng đu đủ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho bữa sáng lý tưởng. + Trái cóc: có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả. Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn. Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cốc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều). Với bài viết tiểu đường nên ăn gì, congtymethi.vn hy vọng có thể giúp người bệnh tiểu đường chú ý hơn trong chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể tham khảo sản phẩm trị tiểu đường bằng Thảo Dược Gia Truyền hiệu quả để bệnh ngày càng ổn định. >>> Nguồn: congtymethi.vn