Nhìn vào chuỗi chương trình Toàn được tham gia, ít ai nghĩ rằng chàng trai này từng thất bại rất nhiều trong quá trình ứng tuyển. “Số email thông báo trượt hay từ chối lời đề nghị tham gia của em nhiều gấp 2-3 lần số email mời phỏng vấn”, Toàn thành thật kể. Sau mỗi lần thất bại, Toàn thường ngồi nghiền ngẫm đơn ứng tuyển và bài luận của mình để xem lỗi ở đâu, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Quá trình ứng tuyển vào mỗi chương trình bao gồm nộp đơn kèm bài luận và phỏng vấn, tất cả đều bằng tiếng Anh. Với Toàn, phần viết luận khó khăn nhất. Ví dụ bài luận ứng tuyển vị trí thực tập sinh tại Liên minh Thanh niên thế giới, đề bài yêu cầu thí sinh trả lời hai câu hỏi “Bạn định nghĩa thế nào về nhân quyền” và “Tại sao con người luôn là trung tâm để đặt ra những chính sách” bằng 500 chữ( luyện thi đại học số 1 Việt Nam tại đây ). Đây là bài luận khó nhất từ trước đến nay nên Toàn viết đi viết lại nhiều lần. Cho đến ngày cuối cùng, khi nghĩ đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao với câu nói “Ai cho tôi lương thiện”, Toàn đã dùng lối kể chuyện dựa trên hình tượng Chí Phèo để trả lời lần lượt câu hỏi của ban tổ chức. Kết quả luyện thi đại học được đánh giá rất cao. Toàn chia sẻ viết bài luận có hai kiểu, thứ nhất là viết theo lối kể chuyện. Thứ hai là viết theo lối hàn lâm. Toàn thường chọn cách thứ nhất bởi gần gũi, dễ đi vào lòng người. Ở cách viết hàn lâm, theo Toàn, người viết phải nắm chắc ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cũng như phải thực sự có hiểu biết sâu rộng về các vấn đề. "Dù viết theo cách nào thì các bạn cũng nên cố gắng thể hiện cá tính", Toàn đưa ra lời khuyên. Với vòng phỏng vấn, sự tự tin và nụ cười luôn nở trên môi là hai thứ thí sinh cần có. Toàn cho rằng khi đã có bài luận thành công thì vòng phỏng vấn sẽ không quá khó khăn. Quan trọng là thí sinh phải tạo được thiện cảm với người đối diện. Nam sinh trường báo coi mỗi chương trình quốc tế được tham gia là một lần du học ngắn hạn. Ảnh: NVCC Thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu ở nước ngoài, nhưng Toàn vẫn đảm bảo việc học ở lớp. PGS.TS Phạm Minh Sơn, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết khoa và nhà trường luôn tạo điều kiện nếu sinh viên trúng tuyển chương trình giao lưu quốc tế, đặc biệt là những em đang theo học chuyên ngành như Toàn. Nói về học trò, thầy Sơn nhận xét Toàn có nỗ lực rất lớn trong học tập. "Em là sinh viên đầu tiên của khoa thực tập ở nước ngoài. Việc Toàn trúng tuyển nhiều chương trình quốc tế cho thấy khả năng và sự năng động của em", thầy Sơn nói và cho biết thêm các chương trình Toàn tham gia bổ trợ rất tốt cho việc học và nghề nghiệp sau này. Nói về dự định tương lai, Toàn cho biết sẽ tiếp tục ứng tuyển vào những chương trình giao lưu quốc tế. Xa hơn, em mong muốn được làm việc ở những tổ chức, dự án đúng với chuyên ngành học. Toàn hy vọng trải nghiệm ở các chương trình giao lưu quốc tế sẽ là hành trang cho công việc trong tương lai.