Vì thế, đôi khi các bạn không đọc kỹ đề bài dẫn đến làm sai yêu cầu. Cũng có bạn quên cách giải ngắn gọn, mà lại chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Nhiều bạn không biết cách đưa một bài toán lạ về một bài toán quen, không nhớ rằng một bài toán phức tạp chỉ là tổ hợp của những bài toán đơn giản nên đã thiếu kiên nhẫn trong khi giải quyết vấn đề. Khi hoàn thành bài thi sĩ tử nên làm nháp ngay trong tờ giấy thi để tiết kiệm thời gian, nếu sai thì gạch bỏ. Thực tế, nhiều bạn làm nháp rất tốt nhưng khi hết giờ không kịp chép vào bài thi. Nên nhớ người chấm chỉ chấm đúng hay sai chứ không chấm hay hoặc dở, đẹp hay xấu, dài hay ngắn. Ngoài ra cũng cần tránh sa đà vào các câu khó làm mất nhiều thời gian. Với thời gian đó, lẽ ra có thể làm được nhiều câu dễ hơn. Các bạn nên bỏ câu rất khó (chỉ có 1 điểm) để chăm chút cho các câu trong khả năng của mình. Để làm được điều đó bạn nên có đủ 3 bước sau. 1. Bước chuẩn bị Phải lên lịch trình luyện thi toán đại học ngay từ khi bước vào năm học lớp 12, với thời gian biểu thích hợp dành cho môn toán. Cần ôn bài, làm bài tập nền tảng ngay sau khi được dạy bài mới ở trên lớp. Kết thúc chương: ôn luyện kỹ nội dung cơ bản đã học ở lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và am hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập sổ ghi chép tóm tắt giáo khoa theo dàn ý cụ thể, có trình tự và rõ ràng. Phần nội dung nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa thành thạo, chưa xách định rõ cách làm: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11. Hãy tìm cho mình một giáo viên dạy toán giỏi để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn. 2. Bước luyện tập - Rèn luyện các kỹ năng giải toán tại các lớp toán chất lượng - Giải bài tập để lấy kinh nghiệm - Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn. - Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn. - Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị… - Thi tốt nghiệp kiến thức cơ bản do đó tập trung vào những dạng bài tập cơ bản của sách giáo khoa và sách bài tập. 3. Phương pháp làm bài thi *Làm bài thi: - Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó. - Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, trong các bước làm lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc). Những bài toán có điều kiện khi giải xong các thao tác nhớ kết hợp điều kiện. * Chú ý khi đi thi: - Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ. Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố thời gian hoạt động học tập hợp lí sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).