Theo thông tin từ số liệu ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) thì tính đến năm 2015 trên toàn thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, con số này dự kiến sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Hiện nay, cứ 11 người trưởng thành sẽ có một người bị đái tháo đường và cứ mỗi 6 giây thì trên thế giới sẽ có một người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này. >>> Xem ngay: Tiểu đường ăn gì tốt nhất Bệnh đái tháo đướng type 2 là phổ biến nhất Bác sĩ Triết cho biết có 4 loại đái tháo đường bao gồm tuýp 1, 2, đái tháo đường thai kỳ và nguyên nhân khác. Trong đó, đái tháo đường tuýp 2 chiếm hơn 90% trường hợp và nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và các yếu tố từ môi trường. Bên cạnh đó, sự thay đổi của môi trường sống, tỷ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng cũng khiến tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống ít vận động, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ uống nhiều đường. Vì thế, bạn nên đi chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu định kỳ và dựa trên đánh giá các yếu tố nguy cơ (độ tuổi, cân nặng, tiền sử gia đình, bệnh tật) ngay bây giờ để điều trị kịp thời. Bệnh đái tháo đường có xu hướng xuất hiện ở người trẻ tuổi Bác sĩ Triết chia sẻ: “Có những trẻ em béo phì, khởi phát ĐTĐ tuýp 2 khi chỉ mới 12-13 tuổi” , đã cho thất bệnh đái tháo đường còn có xu hướng xuất hiện ở người trẻ tuổi hơn. Bệnh thường diễn tiến âm thầm nên nhiều người ít chú ý và quan tâm, làm dẫn đến các biến chứng mạn tính trong nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường và các biến chứng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý, cũng như tuân theo sự hướng dẫn điều trị của các bác sĩ. Chế độ ăn cho người tiểu đường Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15% và lipit 35%. >>> Xem ngay: Bệnh đái tháo đường mỗi giây có một người chết Một số áp dụng thực tế cho bệnh tiểu đường Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, mì sợi 30g, gạo 25g, khoai tây 100g, đậu 40g, khoai mì tươi 60g, 1 trái cam vừa, 1 trái táo, 1 trái chuối vừa, 250g dâu tây, 100g nho, 1 trái thơm hay1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit. Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit. Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit Điều quan trọng là giữ vững thành phần và thời gian ăn, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Tiểu đường ăn gì tốt nhất Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ an toàn và hiệu quả cho cơ thể. Các thực phẩm giàu chất xơ thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu cũng góp phần làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường, có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật. >>> Xem thêm: https://congtymethi.vn/cach-chua-tri-benh-tieu-duong-hieu-qua-bang-hat-methi.html