"Ẩn số" dòng vốn Nhật Bản trên thị trường địa ốc

Thảo luận trong 'Đất đai - Nhà cửa' bắt đầu bởi quocphuong13, 19/1/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    chung cu a10 nam trung yen, bán chung cư 110 cầu giấy, liền kề nam 32 lũng lô

    Năm 2016, nguồn vốn FDI đầu tư vào bất động sản đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm 10% tổng vốn FDI đăng ký trong năm 2016, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2015 (11,5%). Năm 2016 có 66 dự án trị giá gần 1 tỷ USD vốn đăng ký vào bất động sản, cao thứ hai chỉ sau lĩnh vực chế tạo.

    >> chung cu a10 nam trung yen

    Theo GS. Nguyễn Mại, tuy lượng vốn FDI vào thị trường trong năm qua không đạt kỳ vọng như năm 2015, nhưng điều đáng nói là doanh nghiệp FDI khá nhanh nhạy với thị trường bất động sản Việt Nam. Họ không chỉ tham gia và phân khúc cao cấp, hạng sang như trước kia mà còn tham gia đẩy mạnh hợp tác các dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân chúng.

    >> bán chung cư 110 cầu giấy

    Trong năm qua, thị trường cũng ghi dấu ấn với hàng loạt thương vụ thâu tóm, liên doanh liên kết của các nhà đầu tư Nhật Bản với doanh nghiệp trong nước.



    Dấu ấn cho làn sóng đầu tư mới này có thể kể đến những cái tên hiện đã trở nên quen thuộc với thị trường nhà ở tại Việt Nam như Creed Group (đầu tư vào dự án căn hộ City Gate Towers ở quận 8 của Năm Bảy Bảy, An Gia Investment, dự án River City ở quận 7), Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad (hợp tác với Nam Long phát triển dự án căn hộ Flora Anh Đào, Fuji Residences ở quận 9).

    >> liền kề nam 32 lũng lô

    Toshin Development đề xuất đầu tư công trình trung tâm thương mại ngầm Bến Thành. Hay mới đây, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phát đi thông tin Nhật sẽ giúp Việt Nam thực hiện dự án chống ngập lụt.



    Dự án sẽ bắt đầu được thực hiện tại TP.HCM vào năm 2017 với tổng vốn đầu tư lên tới 22 tỷ Yên (khoảng 211 triệu USD). Ngoài việc hỗ trợ cho vay với mức lãi suất thấp, phía Nhật Bản cũng tham gia vào các hoạt động của dự án như một doanh nghiệp tư nhân đầu tư tài chính.



    Các doanh nghiệp tham gia dự án chống ngập sau đó sẽ tiếp nhận khu đất với diện tích tương ứng tổng vốn đầu tư và triển khai xây dựng tòa chung cư 20 tầng. Công ty xây dựng công nghiệp Maeda (một trong những đơn vị thi công tuyến Metro số 1), mới đây cũng đã hợp tác với công ty trong nước là Thiên Đức để phát triển dự án căn hộ cao cấp đầu tiên tại thị trường Việt Nam - Waterina tại quận 2.



    Thêm nữa, vào tháng 9/2016, Tập đoàn Global Group (Nhật Bản) cũng đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Công ty CP Nhà Mơ. Theo đó, phía công ty Nhật sẽ là đối tác đầu tư, đưa kinh nghiệm phát triển dự án, công nghệ, kỹ thuật vào quá trình thi công, đồng thời chuyển giao quy trình quản lý, vận hành theo tiêu chuẩn Nhật Bản vào dự án. Hai bên sẽ khởi đầu với dự án Dream Home Palace (quận 8, TP.HCM).



    Ngoài ra, theo chia sẻ của ông Lê Quốc Duy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Tiến Phát, sắp tới Công ty sẽ ký hợp đồng với Pressance Corporation - một công ty chuyên đầu tư, phát triển căn hộ và kinh doanh dịch vụ bất động sản tại Nhật Bản.



    Theo đó, Tiến Phát Corp. và Pressance Corporation sẽ thành lập công ty liên doanh với mục tiêu tham gia đầu tư, phát triển các dự án nhà ở tại TP.HCM, trước mắt sẽ cùng mua lại một dự án và triển khai xây dựng 500 căn hộ, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng (kể cả tiền đất).



    Trước đó, vào tháng 5/2016, doanh nghiệp này đã hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sanyo Homes, phát triển dự án căn hộ cao cấp Ascent Lakeside (quận 7), với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD. Hơn nữa, cả hai cũng đang chuẩn bị triển khai dự án căn hộ thứ hai tại quận 4, TP.HCM.



    Theo tìm hiểu, một số doanh nghiệp địa ốc như Hưng Lộc Phát, Phú Mỹ Hưng và Tài Nguyên cũng chuẩn bị thực hiện viêc ký kết hợp tác trị giá hàng trăm triệu USD với các đối tác Nhật Bản để cùng phát triển dự án cao cấp tại khu Nam.



    Không dừng lại đó, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang làm việc với lãnh đạo TP. Đà Nẵng về việc xúc tiến đầu tư dự án Làng nghỉ dưỡng Nhật Bản trị giá hơn 500 triệu USD tại đây trong thời gian tới. Ngoài ra, một tập đoàn đầu tư lớn của Nhật cũng vừa làm việc với chính quyền Đà Nẵng để cùng hợp tác xúc tiến đầu tư các dự án nhà ở cho chuyên gia tại khu công nghệ cao Đà Nẵng. Trong tương lai, Nhật Bản cũng sẽ nghiên cứu đầu tư tuyến tàu monorail kéo dài từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến Hội An.



    Bên cạnh đó, ông Thân Thanh Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Xúc tiến thương mại và Đầu tư Sao Khuê (đơn vị đứng ra tổ chức đưa đoàn doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đi xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản) cũng chia sẻ với báo giới thông tin rằng hơn một chục tập đoàn lớn của Nhật Bản đang muốn rót đến hơn 2 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.



    Chia sẻ thêm, ông Duy cho rằng kêu gọi được một nhà đầu tư Nhật Bản chịu rót vốn cùng làm dự án không hề dễ dàng, nhưng giữ chân được họ lâu dài mới vô cùng khó khăn. Theo đó, các nhà đầu tư Nhật Bản có thể nói là cực kỳ khó tính, không chỉ "soi" từng chi tiết trong bản thiết kế dự án, chiến lược thu hồi vốn, đầu ra cho sản phẩm... mà còn "soi" cả lý lịch cá nhân, các mối quan hệ của người đứng đầu công ty.



    "Từ những thông tin thu thập được thì họ mới an tâm ký kết hợp tác cùng phát triển. Ngoài lĩnh vực hạ tầng giao thông quy mô lớn, các nhà đầu tư Nhật Bản đang có thị hiếu đầu tư ạnh vào nhà ở tầm trung vì đây mới là phân khúc có nhu cầu thực, thanh khoản cao ", ông Duy nói thêm.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này