Việt Nam sẽ có 6 tỷ kWh điện từ chất thải rắn

Thảo luận trong 'Điện tử - Gia dụng' bắt đầu bởi samsamkute, 21/3/17.

  1. samsamkute

    samsamkute Active Member

    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo từ thủy điện, gió, mặt trời, sinh khối, gió… với công suất ước tính 37,818MW, tương đương với công suất hiện tại của hệ thống điện quốc gia.
    Nếu khai thác tối đa được tiềm năng này, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được nguồn năng lượng trong nước, thoát khỏi việc bị phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật.

    [​IMG]
    Lưới điện quốc gia

    Có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái tạo, với 10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống, chủ yếu được dùng để cung cấp nhiệt, và 3,4% từ thủy điện. Hiện có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ. Các thị trường năng lượng tái tạo cấp quốc gia được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tới và sau đó nữa.

    Năng lượng tái tạo là công nghệ tiến bộ, ít rủi ro, ít gây ra tác động xấu đến môi trường và sinh kế của người dân. Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), dự kiến đến năm 2030, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 32,2% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam (gồm than, điện hạt nhân, năng lượng mặt trời, dầu hóa thạch, nhập khẩu điện, thủy điện, khí đốt, năng lượng sinh khối…), năm 2050 chiếm tới 43,1% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Mục tiêu tới năm 2050 Việt Nam sẽ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường.

    Đối với chiến lược phát triển nguồn thủy điện, VEA cho hay đây là nguồn cung cấp điện có ưu điểm năng lượng sạch, giá thành sản xuất điện thấp, có thể cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa… nhưng có nhược điểm là một số dự án có thể ảnh hưởng đến di dân tái định cư, ảnh hưởng đến các loài cá và đa dạng sinh học.

    Trong hệ thống điện, thủy điện tích năng có tỷ lệ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo cao, nhất là các nguồn điện biến đổi lớn theo điều kiện tự nhiên (gió, mặt trời). Thủy điện tích năng ngoài việc thực hiện nhiệm vụ điều tiết biểu đồ phụ tải còn có thêm nhiệm vụ bơm nước vào thời điểm nguồn năng lượng tái tạo phát cao, hoặc phát điện vào thời điểm nguồn năng lượng tái tạo phát thấp.

    [​IMG]
    Thủy điện tích năng Bác Ái

    Đến năm 2030, Việt Nam sẽ nghiên cứu phát triển một số dự án thủy điện tích năng như Bác Ái (1.200 MW), Đơn Dương (1.200 MW); Phù Yên Đông (1.200 MW)… Dự kiến đến năm 2050, các nhà máy thủy điện tích năng Việt Nam có tổng công suất khoảng 8.000 MW, bằng khoảng 5% công suất của hệ thống.

    Bên cạnh thủy điện, năng lượng điện gió cũng là nguồn năng lượng sạch và tái tạo, không gây thải khí nhà kính và không suy giảm theo thời gian. Điện gió trên đất liền hiện là một trong những nguồn có chi phí thấp trong các loại nguồn điện. Dự án điện gió tốt nhất trên thế giới hiện đang cung cấp điện với giá chỉ khoảng 5 US cents/kWh mà không cần hỗ trợ tài chính. Việt Nam hiện có khoảng 1300 máy phát điện gió phát điện cỡ gia đình (công suất từ 150 W đến 200 W) đã được lắp đặt sử dụng, chủ yếu ở vùng ven biển từ miền Trung, Đà Năng trở vào.

    [​IMG]
    Một dự án điện gió tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

    Việt Nam cũng đã đưa vừa vận hành các nhà máy phát điện gió quy mô lớn với tổng công suất khoảng 160 MW như Phong Điện 1 Bình Thuận (30MW); Bạc Liêu (99,2 MW); Phú Lạc (24 MW); Phú Quý (6 MW). Theo VEA, tiềm năng phát triển điện gió phụ thuộc vào chiều cao so với mặt đất. Chiều cao thay đổi 1 mét, tiềm năng điện gió tăng khoảng 1%. Nó cũng phụ thuộc vào tiến bộ của khoa học công nghệ. Tiềm năng tăng lên khi sử dụng tuabin gió có công suất lớn hơn, nó có thể cung cấp điện ngay cả khi ở tốc độ gió thấp (4-6m/s).

    Về việc phát triển nguồn năng lượng mặt trời, đây là nguồn năng lượng có nhiều ứng dụng như cấp nhiệt (chuyển bức xạ mặt trởi thành nhiệt năng) và điện mặt trời (chuyển bức xạ mặt trời thành điện năng). Các vùng miền tại Việt Nam có số giờ nắng khoảng 2.000 – 2.500 giờ/năm. VEA cho hay Việt Nam sẽ phát triển điện mặt trời theo công nghệ PV. Hiện công nghệ này đã được triển khai tại tòa nhà Bộ chính trị với công suất 12 kWp, Bãi Hương, Cù Lao Chàm là 28 kWp, Trung tâm Hội nghị Quốc gia 154 kWp, các đảo Trường Sa có 4.093 tấm PV, mỗi tấm 220 Wp, Côn Đảo 36 kWp…

    [​IMG]
    Trung tâm Hội nghị Quốc gia sử dụng công nghệ PV

    Về năng lượng sinh khối cho sản xuất điện, VEA cho biết sẽ xây dựng các nhà máy sinh khối mới và cải tạo các nhà máy nhiệt điện than cũ sang sử dụng sinh khối, áp dụng công nghệ thu hồi năng lượng từ chất thải rắn (phân bón, chất thải). Tỷ lệ sử dụng năng lượng từ chất thải rắn dự kiến đạt 50% vào nằm 2020, khoảng 90% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050. Sản lượng điện sản xuất từ chất thải rắn dự kiến đạt 6 tỷ kWh năm 2050.

    Ngoài phân bón, các chất thải chăn nuôi tại các trang trại lớn cũng sẽ được phân giải kỵ khí để sản sinh ra khí sinh học. Khí sinh học này được sử dụng để phát điện qua các máy phát điện nhỏ. Điện năng sản xuất từ khí sinh học dự kiến đạt 8,5 tỷ kWh vào năm 2030, tăng lên đến 17 tỷ kWh vào năm 2050.

    Nguồn: Vnreview
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này