Những kinh nghiệm dạy tiếng việt cho người nước ngoài

Thảo luận trong 'Địa điểm du học' bắt đầu bởi thainguyen, 11/8/16.

  1. thainguyen

    thainguyen Expired VIP

    Bài viết:
    1,022
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ chia xẻ kinh nghiệm và sự hiểu biết về giáo khoa mà tôi có được sau hơn 2 thập niên chuyên dạy học tiếng việt cho người nước ngoài và các trẻ em Việt sinh tại Mỹ.
    +Năm đầu dạy tiếng việt cho người Mỹ, tôi đã theo phương pháp cổ điển như dùng ký hiệu phát âm để tập đọc chữ Việt hoặc nói để học viên nghe và lập lại. Nhưng càng dạy lâu, tôi càng không vừa ý với phương pháp này. Dạy tiếng Anh, dùng phương pháp ấy là đúng vì âm của mỗi nguyên âm không nhất quán. Chữ Việt không như thế, chữ Việt đã được quí vị tiền bối dày công nghiên cứu âm ngữ la-tinh và đã tạo thêm một số chữ cần thiết cùng các dấu thích nghi cho công tác ghi lai giọng nói của người dân Việt, chữ đã có âm nào thì hoàn toàn bất di bất dịch. . Ghép các chữ có âm cần thiết để trình bày từ thật rất chính xác thì tại sao ta lại phải mượn ký hiệu quốc tế để tập luyện phát âm tiếng Việt?
    Với ý nghĩ đó, tôi đã thực hiện được phương pháp dạy tiếng Việt. Tôi đã mở đầu bài học tiếng Việt bằng cách giới thiệu chữ viết, cách đọc và áp dụng ngay vào những từ Chào Hỏi.
    +Và để giúp học viên nhớ âm ngữ, tôi đã soạn ra một cẩm nang tập luyện phát âm như sau:
    1. Xếp loại nguyên âm và phụ âm theo phương pháp ngữ học
    2. Tập luyện cho nhuần từng loại
    3. Tập luyện nguyên âm với các dấu
    4. Thực tập và luyện từng phụ âm với sự phối hợp với nguyên âm
    5. Áp dụng cách đọc các từ có nguyên âm đôi hay ba và luyện tập cho quen miệng.
    [​IMG]
    +Ngữ cảnh về việc dạy tiếng việt cho người nhật như một ngoại ngữ
    Bài viết này vận dụng hai khái niệm: ngữ cảnh văn hóa (NCVH) và ngữ cảnh ngôn ngữ (NCNN) để xem xét việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho học viên đã học xong chương trình tiếng Việt căn bản.
    NCVH là toàn bộ hoàn cảnh bên ngoài ngôn ngữ, có tính chất ngoại chiếu như đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán chi phối cách ứng xử ngôn ngữ của một cộng đồng người. Nghi thức hỏi để chào, hạ bậc trong lời mời, nghi thức khiêm nhường trước lời khen tặng trong tiếng Việt đều thuộc bình diện này.
    NCNN là toàn bộ hoàn cảnh bên trong ngôn ngữ, có tính chất nội chiếu, bao gồm tất cả sự tương tác giữa chủ thể và các phương tiện giao tiếp hữu quan. Nói rõ hơn, dù ở cấp độ nào: ngữ âm, từ vựng, cú pháp và cả tổ chức văn bản,chúng đều có sự khác biệt giữa các hằng thể tĩnh tại và các biến thể động, bao gồm biến thể ngôn ngữ gắn liền với người sử dụng và biến thể ngôn ngữ trong sử dụng.
    Rõ ràng, nếu không được trang bị đầy đủ các tri thức hữu quan vừa nêu, sinh viên nước ngoài khó lòng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này