Bay dọc tuyến đường sắt trên cao đầu tiên sắp chạy thử

Thảo luận trong 'Đất đai - Nhà cửa' bắt đầu bởi quocphuong13, 19/2/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã hoàn thành 90% khối lượng công việc, định hình rõ ràng với 12 ga chính và sẽ chạy thử từ tháng 9/2017.
    2018: Khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông
    >> bán chung cư 82 nguyễn tuân
    Vay thêm Trung Quốc 250 triệu USD để làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông
    Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Giữa năm 2017 mới có thể đưa vào khai thác

    Tính đến tháng 2/2017, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (tuyến đường sắt 2A) đã hoàn thành khoảng 90% tiến độ, 12 nhà ga chính đã xây dựng xong.
    >> bán chung cư thống nhất complex

    Nhà ga lớn nhất toàn tuyến (ga số 1) ở điểm đầu Cát Linh đang trong quá trình hoàn thiện.


    Sau khi xuất phát từ ga Cát Linh, tàu sẽ chạy dọc phố Hào Nam, vào ga La Thành, sau đó vòng qua phía trên hồ Hoàng Cầu.
    >> dự án 82 nguyễn tuân

    Tuyến đường rẽ vào phố Hoàng Cầu, đón trả khách tại ga Thái Hà. Trung bình mỗi ga cách nhau khoảng 1 km.


    Ngoài ga số 1 Cát Linh, 11 ga còn lại được thiết kế khá giống nhau với mái vòm tạo cung tròn bằng khung thép lớn. Hệ thống mái sử dụng tấm lợp hút ánh sáng trời, hai cổng ra vào ga thông suốt qua ga. Ray tàu trên toàn tuyến đã được lắp đặt xong.


    Các nhà ga cùng lúc thi công và hoàn thiện với các công trình phụ trợ bên trong.


    Cầu dẫn bộ cho hành khách đã thi công xong phần thô, chờ kết nối với nhà ga.


    Ra khỏi ga Thái Hà, tàu chạy thẳng dọc phố Thái Thịnh 2, rẽ trái một cung lớn qua đường Láng để vào ga Láng.


    Ga trên cao được thiết kế theo kiểu nghiêng. Khoảng cách giữa đường trung tâm với giáp ranh sân ga là 1,5 m, độ cao mặt ray cách mặt sân ga là 1,02 m. Độ cao của giới hạn kiến trúc và giới hạn của khoảng cách giữa đáy kết cấu hoặc thiết bị với mặt ray là 4,2 m. Ga đặt tại một phía tuyến đường, gồm ga kiểu 2 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là ga. Ga kiểu cầu 3 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là phòng chờ, tầng 3 là sân ga.


    Ga Láng có vị trí đặc biệt khi nằm trên các cột trụ được xây giữa lòng sông Tô Lịch và nền đường Láng.


    Mặt đường tàu được lắp đặt 2 làn ray cho 2 tàu chạy ngược chiều nhau. Ray tàu có khổ 1,435 m.


    Tuyến đường sắt nội đô 2A có 2 điểm giao cắt qua khu dân cư là tại ngã tư Thái Thịnh 2 - Láng và Giáp Nhất - Nguyễn Trãi ( Ngã Tư Sở). Khoảng cách tối thiểu từ đường tàu tới nhà dân khoảng hơn 2 m.


    Sau khi ra khỏi ga Láng, tàu sẽ tiếp tục đi theo đường cong lớn vòng qua Ngã Tư Sở tạo một khúc cua gắt nhất trên toàn tuyến trước khi vào đường Nguyễn Trãi.


    Các nhà ga được xây dựng, thiết kế với các màu sắc riêng biệt. Có ga màu xanh cốm, ga màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng...


    Hệ thống barie và lưới bảo vệ cao hơn 1 m đang lắp đặt, chạy dọc 2 bên đường tàu.


    Điểm giao cắt lớn nhất của tuyến là đoạn qua ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, nút giao 4 tầng duy nhất tại Hà Nội gồm một đường hầm, một trục giao thông mặt đất, 2 tuyến đường trên cao.


    Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu (52 toa xe) với 4 toa xe/đoàn tàu. Chiều dài đoàn tàu 79 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8 m, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác trung bình 35 km/h. Năng lực vận chuyển tối đa mỗi chiều khoảng 28.500 hành khách/h.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này