4 giải pháp kiểm soát bất động sản năm 2017

Thảo luận trong 'Đất đai - Nhà cửa' bắt đầu bởi quocphuong13, 11/2/17.

  1. quocphuong13

    quocphuong13 Expired VIP

    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Chia sẻ với DĐDN, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định: ưu tiên của Bộ trong năm 2017 sẽ sớm tạo nguồn vốn cho thị trường bằng cách huy động các DN thành lập một số quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, thành lập một số hợp tác xã phát triển nhà ở.
    >> dự án a10 nam trung yên
    Bất động sản thu hút 300 triệu USD trong tháng đầu năm 2017
    Bất động sản nghỉ tết muộn...khai xuân sớm
    Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2017: Tiếp tục đà tăng trưởng
    Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định, chúng ta vẫn có khả năng điều tiết, kiểm soát tốt thị trường bất động sản. Vì vậy, năm 2017 Bộ sẽ đẩy mạnh hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành, có tổng kết, đánh giá để bảo đảm sự khả thi của luật pháp đã ban hành.
    >> chung cư a10 nguyễn chánh
    – Ông có thể nói rõ hơn về một số phân khúc có nguy cơ chững lại?

    Hiện nay đang tồn tại việc mất cân đối nguồn cung nhà ở, cụ thể là nguồn cung nhà ở cao cấp và một số sản phẩm nghỉ dưỡng đang dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ mà thị trường đang cần nhiều. Vấn đề này đã được Bộ Xây dựng báo cáo và Thủ tướng đã có kết luận chỉ đạo, định hướng đối với thị trường bất động sản, trong đó có việc khắc phục tình trạng mất cân đối, lệch pha cung cầu, đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở cho thuê.
    >> bán chung cư a10 nguyễn chánh

    Ngày làm việc đầu tiên của năm mới Đinh Dậu (ngày 2/2/2017) đã được Tổng công ty Viglacera chọn là thời điểm động thổ Dự án Khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh)

    Trong dài hạn, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt kịp thời, đánh giá đúng tình hình diễn biến của thị trường; có chính sách tín dụng, tài khóa hợp lý, linh hoạt theo hướng vừa bảo đảm nguồn vốn nhất là vốn trung và dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá bán thấp mà thị trường đang có nhu cầu cao, vừa kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho bất động sản trung, cao cấp để bảo đảm hiệu quả đầu tư, tránh gia tăng nợ xấu; rà soát, nâng cao chuẩn tín dụng và kiểm soát hạn mức tín dụng hợp lý đối với các dự án bất động sản cao cấp có quy mô lớn, khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp.

    – Nhưng vực dậy thị trường đã khó nhưng để duy trì thị trường theo hướng phát triển lành mạnh, bền vững còn khó hơn rất nhiều, thưa Bộ trưởng?

    Năm 2017, Bộ đã đưa ra 4 giải pháp cụ thể để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản bao gồm:

    Một là, tiếp tục hoàn chỉnh thể chế. Vừa rồi chúng ta đã có Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Xây dựng… đã tạo ra một hành lang pháp lý rất quan trọng tuy nhiên cần phải có những quy chế phù hợp hơn nữa với thực tiễn.

    Hai là, cần quan tâm phát triển nhà ở xã hội nhằm đảm bảo sự lành mạnh trong phân bố cung cầu những sản phẩm nhà ở phục vụ cho mọi đối tượng. Đặc biệt, chúng ta hướng tới những người thu nhập thấp, đối tượng là người nghèo, ở khu vực nông thôn cũng như công nhân trong các khu công nghiệp, xí nghiệp, sinh viên…

    Ba là, cố gắng đẩy mạnh phân khúc cho thuê. Hiện nay, tại các nước xung quanh hoặc một số nước trên thế giới, phân khúc cho thuê trong phân khúc sản phẩm nhà ở chiếm khoảng 50 – 70%, nhưng tỷ lệ của chúng ta rất thấp. Chính vì thế, Bộ Xây dựng đã và sẽ phối hợp cùng với địa phương nhất là các đô thị lớn thúc đẩy phân khúc này.

    Bốn là, tạo dựng được những kênh vốn theo thông lệ quốc tế phù hợp cho sự phát triển thị trường bất động sản thay vì như hiện nay, chúng ta chủ yếu huy động qua kênh vốn tín dụng của Nhà nước.

    Hiện nay, tại Việt Nam kênh huy động vốn cho bất động sản rất hạn hẹp, chủ yếu mới thông qua tín dụng ngân hàng. Cho nên, đây là một vấn đề tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, buộc chúng ta trong thời gian tới phải tìm ra và thiết lập những kênh mới cho thị trường bất động sản.

    – Vậy việc ưu tiên khởi tạo kênh huy động vốn mới sẽ được Bộ triển khai ra sao, thưa Bộ trưởng?

    Trên thực tế vẫn còn rất nhiều hộ gia đình có nhu cầu cấp thiết, khó khăn về chỗ ở mà chưa được đáp ứng, đặc biệt là công nhân lao động. Phần lớn công nhân hiện vẫn phải thuê nhà ở trong khu dân cư, đời sống rất khó khăn, tạm bợ trong khi đó có rất ít các dự án, các DN đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, thuê mua. Do vậy ưu tiên trước mắt Bộ sẽ quyết liệt tạo nguồn vốn cho thị trường bất động sản bằng cách huy động các DN, tổ chức thành lập một số quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, thành lập một số hợp tác xã phát triển nhà ở.

    Hiện nay đất nước đã phát triển đến mức thu nhập trung bình, cái đói cơ bản đã được giải quyết, bây giờ nhu cầu về nhà ở trở nên bức thiết. Trách nhiệm đảm bảo nhà ở thuộc về Nhà nước, của người dân và của cả cộng đồng xã hội. Vì thế cần quan tâm tới việc huy động phần tích lũy rất lớn của người dân để phát triển nhà ở.

    Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục đánh giá các mô hình xây dựng nhà ở xã hội để rút kinh nghiệm, hướng dẫn các địa phương thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch chung của khu đô thị, nâng cao chất lượng dự án để đảm bảo người dân; kiểm soát chất lượng các dự án nhà ở xã hội, để người dân được ở trong điều kiện đáp ứng tốt về hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội cơ bản.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này